Trương Thị Mỹ Hạnh1*, Nguyễn Thị Hạnh1 , Phạm Thị Yến1 , Lê Thị Mây1 , Nguyễn Quang Nghĩa2 , Phan Thị Vân1 , Phạm Thị Thanh
*Tác giả liên hệ: Email: truongmyhanh@gmail.com
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
2 Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang
Ngày nhận bài: 23/04/2019; ngày chuyển phản biện: 29/04/2019; ngày nhận phản biện: 17/06/2019; ngày chấp nhận đăng: 05/07/2019
Tóm tắt:
Cá Chiên (Bagarius yarrelli) là 1 trong số 5 loài cá quý (Chiên, Lăng, Rầm xanh, Anh vũ và Bỗng), có giá trị kinh tế cao, đồng thời là đối tượng nuôi lồng chủ lực tại Tuyên Quang nói riêng, một số tỉnh phía Bắc nói chung. Tuyên Quang có lợi thế về mặt nước nuôi thủy sản, chủ động con giống, công nghệ, kỹ thuật nuôi, song còn hạn chế thông tin về bệnh ở cá Chiên. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định tác nhân gây bệnh xuất hiện phổ biến ở cá Chiên nuôi lồng tại địa phương. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và gây nhiễm nhân tạo đã được áp dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy, Aeromonas hydrophila là tác nhân gây bệnh ở cá Chiên với biểu hiện bệnh lý như: đốm đỏ, loét, xuất huyết ở thân, ruột không có thức ăn, gan sưng huyết, ổ bụng chứa nhiều dịch. A. hydrophila có độc lực cao, gây chết cá 100% trong 3 ngày ở nồng độ gây nhiễm 104 -106 cfu/ml. Ở nồng độ 103 cfu/ml, A. hydrophila gây chết cá thí nghiệm với biểu hiện loét phần bụng và gan thận sưng huyết, tỷ lệ chết cộng dồn tăng dần theo thời gian từ 47,6% ở ngày thứ 2, tăng lên 90,5% ở ngày thứ 4 và 100% ngày thứ 5.