Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống văn hóa trọng trí thức của dân tộc

Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 18/05/1963 là một cuộc gặp lịch sử giữa vị lãnh tụ anh minh với đại diện giới trí thức. Sự kiện này một lần nữa khẳng định, trọng đãi trí thức là một truyền thống tốtđẹp có từ lâu đời của Việt Nam.

Thiết bị phân tích methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng

Với mục tiêu kiểm soát các nguồn thực phẩm chứa cồn góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công cảm biến điện hóa ứng dụng trong phân tích định lượng methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng. Thành công này còn mở ra hướng mới trong việc phân tích hàm lượng methanol đơn giản, chi phí thấp góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người sử dụng.

Cần Thơ: Ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Để minh bạch hóa thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm nông sản của địa phương, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN TP Cần Thơ đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống công cụ phục vụ đăng ký và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa dựa trên mã QR và cổng thông tin điện tử: check.cantho.gov.vn, góp phần chuẩn hóa quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường...

20 năm nhìn lại thành công giải mã bộ gen người đầu tiên

Cách đây 20 năm, ngày 14/4/2003, một tổ chức các nhà khoa học quốc tế đã công bố thành công trong dự án giải mã bộ gen người (Human genome project - HGP). Tính đến thời điểm đó, HGP là dự án đầu tiên trong lịch sử ghi nhận lại trình tự gen gần như hoàn chỉnh của con người. Kết quả này là đỉnh cao của những nỗ lực kéo dài hơn một thập kỷ, với sự tham gia của hàng nghìn nhà khoa học trên toàn cầu. Từ đó tới nay, nhiều nghiên cứu đã được phát triển dựa trên thông tin về hệ gen người, góp phần không nhỏ trong nghiên cứu về các bệnh lý di truyền ở người.

Gia sử sức khoẻ: Công cụ hữu ích trong tầm soát và dự phòng bệnh tật cho mỗi gia đình

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần, xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Sự phát triển của y học hệ gen giúp con người nhận thấy cơ chế bệnh sinh hay nguyên nhân sâu xa của rất nhiều bệnh tật đều ít nhiều liên quan đến hoạt động và biểu hiện của hệ gen trong cơ thể. Việc phân tích gia sử sức khỏe (GSSK) có thể đánh giá nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính như ung thư, đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, sa sút trí tuệ…