Đỗ Thị Thanh Trung1, Phạm Thị Vui1, Nguyễn Huyền Trang2, Phạm Vinh Hoa2, Nguyễn Thị Thanh Thi1, Phạm Thị Lương Hằng1, Phạm Bảo Yên3*
*Tác giả liên hệ: Email: yenpb@vnu.edu.vn
1Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Khoa Y học cơ sở, Trường Đại học Y tế công cộng
3Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ enzyme và protein, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 02/01/2018; ngày chuyển phản biện: 05/01/2018; ngày nhận phản biện: 02/02/2018; ngày chấp nhận đăng: 08/02/2018
Tóm tắt:
Cao chiết methanol và ethyl acetat của 30 thảo dược, đạt hàm lượng 3,43-35,29%, được đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Khảo sát sự có mặt của 3 chất đã được chứng minh có tác dụng ức chế HP gồm quercetin, berberin và acid glycyrrhizic bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng cho thấy berberin phổ biến hơn 2 chất còn lại (20/30 loài thảo dược). 10/30 thảo dược ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn HP với đường kính vòng kháng khuẩn 12-42 cm, trong đó, 8/10 loài chứa berberin và 7/10 loài chứa quercetin. Trong đó, cao chiết đỗ rừng và trầu không chứa nhiều chất khác quercetin, berberin và acid glycyrrhizic nên được lựa chọn để chiết tách và phân lập các hợp chất tiềm năng cho thử nghiệm tác dụng ức chế HP trong các nghiên cứu tiếp theo.