Vũ Thị Bích Hạnh1*, Vũ Văn Liết 2 , Trần Thị Thanh Hà1 , Nguyễn Văn Hà1 , Dương Thị Loan1 , Hoàng Thị Thuỳ1 , Nguyễn Văn Việt1
* Tác giả liên hệ: Email: vtbhanh@vnua.edu.vn
1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngày nhận bài: 12/09/2018; ngày chuyển phản biện: 17/09/2018; ngày nhận phản biện: 16/10/2018; ngày chấp nhận đăng: 22/10/2018
Tóm tắt:
Chọn tạo giống ngô kiểu cây mới cho trồng mật độ cao là mục tiêu của nhóm nghiên cứu ngô tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng trong giai đoạn 2015-2025. Việc chọn tạo các dòng ngô theo hướng kiểu cây mới được áp dụng cả phương pháp truyền thống (dòng tự phối, dòng full-sib) và phương pháp hiện đại (sử dụng chỉ thị phân tử, dòng đơn bội kép - DH). Từ 2010-2016, nhóm nghiên cứu đã đánh giá và chọn lọc các dòng B3 (E4), B6, L901, H2161 và T1691 lá đứng dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử, các dòng B6, H246, H493, H13412 có thời gian sinh trưởng (TGST) ngắn và đều có năng suất khá (>25 tạ/ha). Các dòng B3, B6, H2161, L901 và T1691 có khả năng kết hợp cao, là bố mẹ của các tổ hợp triển vọng VNUA36, VNUA17, VNUA18. VNUA36 là giống ngô lai có kiểu cây gọn, thích ứng với trồng mật độ cao. Đây là thành công bước đầu của nhóm nghiên cứu ngô trong chương trình chọn tạo giống ngô kiểu cây mới. Hiện nay, giống đang được công nhận sản xuất thử và mở rộng sản xuất tại các tỉnh phía Bắc nước ta.