Chủ nhật, 25/12/2016 00:18
Số 12 năm 201611 - 18Download

Đánh giá hiệu quả tăng cường liệu pháp kích hoạt hành vi trên bệnh nhân trầm cảm điều trị thuốc

Trần Thành Nam*

* Email: tranthanhnam@gmail.com

Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 12/09/2016; ngày chuyển phản biện: 15/09/2016; ngày nhận phản biện: 28/09/2016; ngày chấp nhận đăng: 30/09/2016

Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả tăng cường của liệu pháp kích hoạt hành vi (BA) trong can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm từ nhẹ đến vừa được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. 60 khách thể nghiên cứu được lựa chọn từ một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn Hà Nội bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vào nhóm chỉ điều trị thuốc và nhóm điều trị thuốc kết hợp BA (trong 18 tuần với 6 tuần can thiệp và 12 tuần theo dõi). Công cụ đánh giá đầu ra gồm thang sàng lọc trầm cảm (PHQ-9); thang sàng lọc lo âu (GAD-7); thang đánh giá mức độ kích hoạt hành vi (BADS) và thang đánh giá trạng thái sức khỏe (SF-12). Kết quả cho thấy, hiệu quả tăng cường của liệu pháp BA trong việc giảm thiểu các triệu chứng lo âu trầm cảm và cải thiện mức độ kích hoạt hành vi và trạng thái sức khỏe trên bệnh nhân trầm cảm. Khuyến nghị của nghiên cứu cũng được đưa ra trong bài viết.

Từ khóa:

hiệu quả can thiệp trị liệu, liệu pháp kích hoạt hành vi, lo âu, trạng thái sức khỏe, trầm cảm.

Chỉ số phân loại:
5.1

Assessing the effectiveness of behavioral activation therapy for depressive clients with drug treatment

Received: 12 September 2016; accepted: 30 September 2016

Abstract:

This study aims to test the surplus effects of behavioral activation therapy (BA) in people with mild to moderate depressive disorders taking antidepressant medication. Sixty participants were recruited from some psychiatric hospitals in Hanoi and randomly assigned to receive medication alone or medication with BA (in 18 weeks with 6-week intervention and 12-week follow-up). The outcome measures were (i) Patient Health Question (PHQ-9); (ii) Generalized Anxiety Disorder (GAD-7); (iii) Behavioral Activation for Depression Scale (BADS); (iv) 12-Item ShortForm Health Survey (SF-12). The results indicated the surplus effectiveness of the BA intervention in decreasing anxiety and depressive symptoms and increasing the level of behavioral activation as well as the health status in these depressive clients. The study’s implication will be provided and discussed in this paper.

Keywords:

anxiety, behavioural activation therapy, depression, effectiveness of intervention, health status.

Classification number:
5.1
Lượt dowload: 344 Lượt xem: 1020

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)