Phạm Hùng Việt1*, Trần Thị Mai1 , Phạm Thị Kim Trang1 , Vi Thị Mai Lan1 , Vũ Thị Duyên1 , Đào Mạnh Phú2 , Dieke Postma3
*Tác giả liên hệ: Tel: 0913572589; Email: phamhungviet@hus.edu.vn
1 Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trung tâm Quan trắc Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 Viện Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS)
Ngày nhận bài: 04/01/2016; ngày chuyển phản biện: 08/01/2016; ngày nhận phản biện: 24/02/2016; ngày chấp nhận đăng: 15/03/2016
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, một số thành phần hóa học trong 50 mẫu nước giếng khoan tại khu vực tây bắc Hà Nội đã được phân tích. Kết quả cho thấy, nước ngầm khu vực này bị ô nhiễm một số nguyên tố như asen (As), sắt, mangan, amoni. Nồng độ As trong nước ngầm của các giếng nghiên cứu tương đối khác nhau, dao động trong khoảng từ dưới 5 đến 334 µg/l, trong đó có hơn 40% số giếng vượt quá tiêu chuẩn về As cho nước ngầm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (50 µg/l). Nồng độ sắt trong nước ngầm của 50% số giếng nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho nước ngầm (5 mg/l). Sự ô nhiễm amoni là rất phổ biến với 90% số giếng nghiên cứu cao hơn tiêu chuẩn (0,1 mg/l). Sự phân bố của As có mối quan hệ rõ với sự biến đổi các thành phần oxy hóa khử trong nước ngầm. Nồng độ As cao thường được tìm thấy ở khu vực có những thành phần liên quan đến môi trường khử như sắt, amoni hay thành phần có sự cạnh tranh hấp phụ như photphat.