
Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông Đặng Trọng Hợp cho biết, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng then chốt, góp phần tạo ra những đột phá công nghệ trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, công nghiệp, giao thông, xây dựng…
Tại Hội thảo, các báo cáo tham luận với các chủ đề: Xu hướng nghiên cứu liên ngành: Từ trí tuệ nhân tạo đến phát triển bền vững; Chuyển đổi phân phối chuẩn: Nguyên lý và ứng dụng trong lái xe tự hành; Các mô hình trí tuệ nhân tạo lai kết hợp neutrosophy trong dự đoán kết quả học tập của sinh viên… đã mang đến những góc nhìn mới mẻ, đặc biệt là cách tiếp cận trí tuệ nhân tạo từ liên ngành và mô hình lai - yếu tố rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Hội thảo dịp để các chuyên gia hai nước trao đổi, chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về các mô hình trí tuệ nhân tạo lai - xu hướng đang được quan tâm trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện đại. Đồng thời, cùng nhau phân tích tiềm năng ứng dụng của trí tuệ nhân tạo lai trong nâng cao năng lực nghiên cứu, mở ra cơ hội hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Trọng Chưởng - Ninh Diện