Thứ sáu, 25/11/2022 15:50

Phương pháp mới cho phép phát hiện đột biến ở nồng độ cực thấp

Một phương pháp mới được gọi là superRCA có thể phát hiện đột biến ở nồng cực thấp (chạm mốc 1 trong 100.000 tế bào). Dự án do các nhà nghiên cứu của SciLifeLab - một trong những trung tâm sinh học phân tử hàng đầu thế giới tại Thụy Điển tiến hành. Nghiên cứu do TS Lucia Cavelier (Trung tâm Clinical Genomics, Đại học Uppasala, Thụy Điển) và GS Ulf Landegren (Đại học Uppasala, Thụy Điển) đồng chủ trì. Clinical Genomics (CS) Uppsala  đang đánh giá phương pháp superRCA so với những phương pháp hiện đang được sử dụng trong thực hành lâm sàng và tìm cách ứng dụng phương pháp này trong thực tế.

Để theo dõi sự tiến triển và đáp ứng điều trị của bệnh ác tính, có thể sử dụng các đột biến đặc hiệu của khối u hiếm trong các bệnh phẩm từ bệnh nhân. Mặc dù rất hữu ích nếu phát hiện sớm những đột biến như vậy, nhưng ở giai đoạn đầu, chúng có nồng độ rất thấp, đến mức khó phát hiện. Nếu không có thiết bị có độ nhạy cao, cơ hội phát hiện sự tái phát của ung thư là rất khó.

SuperRCA (Ảnh: raritybioscience.com).

Clinical Genomics (CG) Uppsala đã thử nghiệm phương pháp superRCA dựa trên các thực hành lâm sàng hiện tại và cải tiến quy trình để sử dụng trong lâm sàng. Nghiên cứu vừa được xuất bản trên Nature Communications và nhận được tài trợ từ Vinnova. Giờ đây, với sự kết hợp cùng Công ty Rarity Bioscience ở Uppsala, các nhà khoa học đang hướng tới việc cung cấp phương pháp này cho nhiều đối tượng hơn.

“Phương pháp superRCA cực kỳ nhạy và có nhiều tiềm năng ứng dụng trên lâm sàng” - TS Lucia Cavelier, chủ trì nghiên cứu đồng thời là cựu Giám đốc CG Uppsala, cho biết. CG Uppsala hiện cũng đang phát triển các thủ tục để cung cấp phương pháp superRCA cho các nhà nghiên cứu khác như một dịch vụ.

Đặng Xuân Thắng (theo: Scilifelab)

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)