Thứ năm, 10/04/2025 08:00

Với cách làm việc mới, tinh thần sẵn sàng nhận các nhiệm vụ có thách thức, mục tiêu cao và hướng vào kết quả cuối cùng, Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò là Bộ hạt nhân và nòng cốt trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW1 cam kết sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Lãnh đạo Chính phủ giao, với kết quả cụ thể trong năm 2025. Thông điệp này được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng với Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, diễn ra chiều ngày 01/04/2025 tại trụ sở Bộ.

Thứ năm, 10/04/2025 07:55

Giữa khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) có những điểm chung và mối quan hệ tương tác với nhau. Chính những điểm chung và quan hệ tương tác này tạo nên sự thống nhất giữa Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Đổi mới sáng tạo (Innovation) và Chuyển đổi số (Digital) - gọi tắt là S.T.I.D. Đồng thời, S.T.I.D cũng cần được nhấn mạnh do xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cụ thể. Bài viết tập trung phân tích một số yêu cầu cơ bản, đòi hỏi cần thiết để nhấn mạnh S.T.I.D trong bối cảnh hiện nay.

Thứ năm, 10/04/2025 07:50

Luật Năng lượng nguyên tử (NLNT) được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 03/06/2008 là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, Luật NLNT đã bộc lộ những bất cập nhất định trong việc thực thi các nguyên tắc cơ bản về an ninh và thanh sát hạt nhân của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thứ năm, 10/04/2025 07:45

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (hiện là Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược) thuộc Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương vừa công bố Báo cáo “Nhận diện tác động của kinh doanh nền tảng tới nền kinh tế Việt Nam” (Báo cáo). Báo cáo đưa ra tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020-2023 lần lượt là 12,66%, 12,88%, 12,63% và 12,33%. Trong nửa đầu năm 2024, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số đạt 18,3%. Trước những tác động to lớn của kinh tế nền tảng, Báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng, nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh tế nền tảng của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Thứ năm, 10/04/2025 07:40

Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban/ngành và hơn 300 đại biểu thanh niên tiêu biểu trên toàn quốc. Các vấn đề như cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… đã được thảo luận, trong đó tập trung vào vai trò của thanh niên trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 57-NQ/TW). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam trích đăng một số ý kiến quan trọng mang tính định hướng từ lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Thứ sáu, 28/03/2025 17:05

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được hình thành và phát huy trên cơ sở quan hệ chặt chẽ với sản xuất - kinh doanh (SX - KD). Phân tích mối quan hệ này cho phép chúng ta nhận biết rõ hơn về ĐMST, đồng thời gợi mở ra một số chính sách ĐMST phù hợp.

Thứ hai, 10/03/2025 08:00

Ngày 05/02/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Bài viết giới thiệu một số vấn đề tổng quan liên quan đến Quy hoạch này.

Thứ hai, 10/03/2025 07:35

So sánh liên phòng (SSLP) về đo lường là việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu so sánh, hoặc trên các mẫu so sánh tương tự nhau bởi nhiều tổ chức tham gia thực hiện chương trình SSLP theo những điều kiện xác định trước. Kết quả của hoạt động SSLP được cơ quan quản lý và các tổ chức công nhận sử dụng làm bằng chứng, hỗ trợ cho việc công bố khả năng đo hiệu chuẩn (CMCs) của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Thứ hai, 10/03/2025 07:30

Công nghệ tri thức đã có những bước tiến vượt bậc. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, định giá công nghệ là một trong những hoạt động quan trọng để góp phần tăng cường thương mại hóa công nghệ, cũng như khuyến khích, thúc đẩy quá trình chuyển giao và đổi mới công nghệ. Nhờ định giá công nghệ chính xác, các tổ chức tài chính quản lý rủi ro hiệu quả hơn và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, việc định giá công nghệ không đơn thuần chỉ là việc xác định con số mà còn đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố tác động. Sự phù hợp của quá trình định giá công nghệ phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan.

Thứ hai, 10/03/2025 07:25

Trong kỷ nguyên số, khi công nghệ đang dẫn đầu sự thay đổi trên mọi lĩnh vực, có một câu hỏi ngày càng trở nên cấp thiết: Liệu công nghệ có đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề của con người, xã hội và hành tinh? Hay chính chúng ta cần một “bản đồ” tư duy nhân văn để định hướng công nghệ phát triển theo cách bền vững và mang lại giá trị thực sự? Nhiều nhà lãnh đạo tập đoàn lớn trên thế giới đã khẳng định công nghệ chỉ có thể đạt đến đỉnh cao khi được dẫn dắt bởi tư duy nhân văn và những hiểu biết sâu sắc về xã hội, văn hóa và con người... Nhưng tại Việt Nam, khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) vẫn còn gặp phải không ít định kiến, bị xem là lĩnh vực hàn lâm, "xa rời thực tế" hoặc "không thiết thực". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Đỗ Hương Lan - Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.

1 2 3 4 5 ... 283