Xây dựng và phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo: bài học kinh nghiệm và gợi suy

Một nền kinh tế muốn tăng trưởng bền vững thì không thể thiếu sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Trên cơ sở đó, nhiều quốc gia đã thiết lập các mạng lưới trung tâm ĐMST để thử nghiệm việc xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể liên quan đến thúc đẩy, hỗ trợ ĐMST trong doanh nghiệp. Bài viết phân tích kinh nghiệm xây dựng và phát triển trung tâm ĐMST của một số quốc gia trên thế giới, từ đó gợi mở các đề xuất cho hoạt động của trung tâm ĐMST tại các tỉnh/thành phố ở Việt Nam hiện nay.

Sáng chế thành công thiết bị phát hiện chính xác nguồn phóng xạ

Nhằm giám sát và phát hiện các nguồn phóng xạ bị thất lạc trong quá trình lưu giữ, vận chuyển nằm ngoài kiểm soát tại các cơ sở tái chế kim loại, các nhà khoa học thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã sáng chế thành công thiết bị phát hiện phóng xạ dựa trên ứng dụng công nghệ IoT và điện tử hạt nhân. Thiết bị của nhóm nghiên cứu có thể phát hiện chính xác 100% các nguồn phóng xạ phổ biến ở Việt Nam trong khoảng cách 3 m trong 1 giây. Thiết bị đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền sáng chế số 1-0032829.

Sử dụng men vi sinh HLC tạo chế phẩm phân hữu cơ từ nguồn cá tạp

Nhằm hỗ trợ người dân tự chế tạo phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Ninh Bình đã đề xuất và được Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật ứng dụng men vi sinh HLC để xử lý cá tạp thành chế phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng tại Ninh Bình”. Qua đó, đề tài đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật tạo phân hữu cơ từ men vi sinh HLC góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Graphene xoắn và sự phát triển của đi-ốt siêu dẫn

Những khám phá mới trong hơn một thế kỷ qua đã ngày càng làm sáng tỏ hơn bức tranh sinh động về những tính chất độc đáo của hiện tượng siêu dẫn. Sự phát triển gần đây của đi-ốt siêu dẫn sử dụng graphene xoắn, nhiều lớp đã làm cho việc tìm hiểu cách thức hoạt động của các chất siêu dẫn khác thường trở thành một chủ đề mới quan trọng của nghiên cứu cơ bản.

Những câu chuyện xoay quanh sự ra đời của transistor: Một phát minh lớn của nhân loại trong thế kỷ XX

Cách đây 75 năm, transistor đã ra đời tại Phòng thí nghiệm Bell (thường được gọi là Bell Labs) tại Murray Hill, bang New Jersey, Mỹ. Ba nhà khoa học đã phát minh ra linh kiện điện tử quan trọng này là John Bardeen, Walter Houser Brattain và William Bradford Shockley Jr. Thật dễ dàng để thấy rằng ngày nay, hầu hết các thiết bị trong đời sống hàng ngày của chúng ta từ điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị y tế, đến quốc phòng… đều phụ thuộc vào công nghệ vi mạch, nơi mà transistor đóng vai trò then chốt. Chính vì vậy, sự ra đời của transistor được đánh giá là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX.