Thứ tư, 10/04/2024 08:00

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học Các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã đề xuất và được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu và phát triển chế phẩm vi sinh vật chứa nấm rễ nội sinh (Arbuscular Mycorrhizal Fungi - AMF) và vi sinh vật đất để nâng cao khả năng chống bệnh hại vùng rễ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cà phê, hồ tiêu và ngô”, mã số NĐT.61.HU/19. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài đã tạo ra các chế phẩm AMF và vi sinh vật đất có khả năng kháng nấm gây bệnh trên cây cà phê, hồ tiêu và ngô, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học trong nước phân lập được AMF trên đối tượng cây cà phê và hồ tiêu ở Việt Nam.

Thứ tư, 10/04/2024 07:55

Với mục tiêu tích hợp mô hình trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao khả năng phòng chống thiên tai trượt lở đất, đá tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện đề tài “Tích hợp trí tuệ nhân tạo và các công nghệ giám sát trái đất trong nghiên cứu tai biến trượt lở đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam”. Thông qua đó, đề tài đã xây dựng thành công hệ thống dự báo có khả năng kết nối với dữ liệu vệ tinh, trạm điện thoại và phát ra cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đến người dân.

Thứ tư, 10/04/2024 07:50

Thông qua việc thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất lồng nuôi cá bằng vật liệu nhựa HDPE nhằm thay thế sản phẩm lồng nuôi cá truyền thống và phát triển nghề nuôi cá lồng của Việt Nam” (mã số: DAĐLCN.06/20), ThS Hoàng Văn Hợi và các cộng sự thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ nuôi trồng
thủy sản đã hoàn thiện dây chuyền sản xuất phụ kiện lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE công suất 500 lồng/năm, chất lượng tương đương sản phẩm nhập khẩu nhưng giá chỉ bằng 1/2; xây dựng thành công 03 mô hình ứng dụng lồng nuôi cá bằng nhựa HDPE..., góp phần quan trọng vào việc phát triển nghề nuôi cá lồng ở Việt Nam.

Thứ tư, 10/04/2024 07:45

Thông qua việc thực hiện đề tài cấp quốc gia: “Khai thác và phát triển nguồn gen cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei)” thuộc Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025 - định hướng đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công
nghệ (KH&CN) quản lý, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống và mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm phục vụ tái tạo nguồn lợi và phát triển nguồn gen cá vồ cờ.

Thứ tư, 10/04/2024 07:40

TS Phạm Mạnh Hào và các cộng sự thuộc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam đã làm chủ công nghệ chế tạo bê tông tính năng siêu cao (UHPC), phục vụ xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình quân sự. Đây là kết quả của nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo bê tông tính năng siêu cao (UHPC) phục vụ xây dựng một số công trình quốc phòng”, mã số ĐTĐLCN.37/18.

Chủ nhật, 10/03/2024 08:00

Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đổi tên từ Phân viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, được thành lập theo Nghị định số 59/CP ngày 23/02/1979 của Hội đồng Chính phủ. Từ năm 1993, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được dùng tên là Viện Nghiên cứu Hạt nhân. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ nhật, 10/03/2024 07:55

Hiện nay, để xuất khẩu cá ngựa sống làm cảnh hay các sản phẩm dược liệu từ cá ngựa ra nước ngoài, cần chứng minh được việc thương mại cá ngựa không đe dọa đến sự tồn tại lâu dài của chúng trong tự nhiên. Yêu cầu này đang là một thách thức cho ngành nuôi và xuất khẩu cá ngựa của Việt Nam. Từ thực tế trên, Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm nguồn gen cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852)”, mã số NVQG-2019/DA.17, giai đoạn 2019-2022.

Chủ nhật, 10/03/2024 07:50

Với mục tiêu khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen thực vật quý có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản (Hòa Bình) đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev.) tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam”. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn và nhân giống thành công loài cây này, đặc biệt năng suất hạt tăng trên 20% và hàm lượng tinh dầu tăng trên 10% so với loài truyền thống,  mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

Chủ nhật, 10/03/2024 07:45

Các nhà khoa học thuộc Viện Chuyên ngành Vật liệu Xây dựng và Bảo vệ Công trình, Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Giao thông Vận tải vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ bền sun phát của bê tông xi măng bằng phương pháp đo điện lượng”. Kết quả của đề tài có ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý sớm đưa ra lựa chọn, phê duyệt thành phần vật liệu bê tông xi măng cho các kết cấu công trình trong giai đoạn thiết kế, giúp rút ngắn thời gian triển khai dự án, hoặc sớm có biện pháp khắc phục đối với công trình cũ bị hư hỏng.

Chủ nhật, 10/03/2024 07:40

Với mục tiêu khai thác, phát triển nguồn gen cây Quao để vừa cung cấp dược liệu vừa cải thiện môi trường tại vùng Duyên hải miền Trung, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum.) tại vùng Duyên hải miền Trung”, giai đoạn 2019-2023. Kết quả của đề tài đã mở ra phương pháp mới cho việc phát triển nguồn gen cây Quao phục vụ trồng rừng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ bờ biển trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

1 2 3 4 5 ... 45