Thứ ba, 10/06/2025 08:00

Mới đây, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) công bố Báo cáo “Chính sách về trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam: Cân bằng giữa thúc đẩy phát triển và kiểm soát rủi ro”. Ngoài việc khẳng định những lợi ích, rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội..., Báo cáo đã đánh giá một số hạn chế và đề xuất định hướng chính sách phát triển AI tại Việt Nam.

Thứ ba, 10/06/2025 07:55

Công nghệ 5G đã và đang mở ra kỷ nguyên kết nối không dây tốc độ cao, độ trễ thấp và tiềm năng ứng dụng vượt xa những gì 4G từng làm được. Tuy nhiên, không phải tất cả mạng 5G đều giống nhau. Sự khác biệt giữa hai hướng triển khai công nghệ 5G: độc lập (SA - Standalone) và không độc lập (NSA - Non-Standalone) chính là yếu tố quyết định hiệu suất của công nghệ này. 5G Standalone (SA) không chỉ thúc đẩy hệ sinh thái 5G phát triển mà còn mở ra kỷ nguyên chuyển đổi công nghệ, tạo tiền đề cho những ứng dụng sáng tạo để giải quyết các thách thức của người dùng và doanh nghiệp.

Thứ ba, 10/06/2025 07:50

Hiện nay, việc tham gia thị trường thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tập trung vào cung cấp hạ tầng, dịch vụ bưu chính, chuyển phát, logistics cho thương mại điện tử; tổ chức vận hành các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, thị phần của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đến thời điểm này cơ bản đã được định hình bởi các sàn thương mại điện tử lớn, việc tham gia sau là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp bưu chính. Do vậy, cần gắn kết phát triển thương mại điện tử, kinh tế số nông thôn với phát triển các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam và các sàn giao dịch thương mại điện tử của các doanh nghiệp này. Trong đó, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là yếu tố then chốt.

Thứ bảy, 10/05/2025 08:00

Khi công nghệ phát triển, kỳ vọng của người tiêu dùng cũng tăng theo. Nhu cầu tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Một trong những vấn đề đặt ra là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện, nhất là trong điều kiện không gian ảo rộng lớn, truy cập dữ liệu trên mọi phương diện chỉ với thiết bị smartphone. Trước thực tiễn đó, công nghệ mã hóa dữ liệu được đưa vào áp dụng như một giải pháp hiệu quả. Ban đầu là các mã vạch (barcode) truyền thống, hay còn được gọi là mã vạch một chiều (mã 1D), xuất hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu của các nhà bán lẻ. Cho đến nay, thương mại điện tử bùng nổ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mã vạch hai chiều (mã 2D) - một hình thức mã hóa tiên tiến, linh hoạt hơn và có khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn hơn trong một diện tích nhỏ, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Mã 2D không chỉ là bước tiến vượt bậc so với mã vạch truyền thống (1D), mà còn là nền tảng quan trọng trong các hệ thống thông minh, Internet vạn vật (IoT), và các giải pháp số hóa hiện đại.

Thứ bảy, 10/05/2025 07:55

Sản phẩm nông nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới coi là giải pháp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do năng suất lao động thấp, hạ tầng khó khăn, lợi nhuận không cao... Để giải quyết những vấn đề này, nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản đã triển khai mô hình “logistics hai chiều” gắn với thương mại điện tử (TMĐT) nông thôn thông qua việc hình thành mạng lưới “hạ tầng hai chiều, nông sản vào thành phố, phương tiện sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng chuyển về nông thôn”, hình thành hệ sinh thái tiêu dùng khép kín.

Thứ bảy, 10/05/2025 07:50

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra kỷ nguyên mới cho y tế, mang lại những cải tiến vượt bậc trong chẩn đoán, điều trị và quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, sự phát triển của AI trong y tế cũng đặt ra nhiều rủi ro và thách thức cần được giải quyết. Các hệ thống AI có thể gây hại cho bệnh nhân nếu gặp lỗi hoặc bị sử dụng sai mục đích. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các nguyên tắc/hướng dẫn quản lý và sử dụng AI nhằm bảo đảm cho AI trong y tế phát triển một cách lành mạnh. Những kinh nghiệm này là cơ sở để Việt Nam học hỏi và xây dựng khung pháp lý phù hợp nhằm quản lý AI trong y tế một cách hiệu quả.

Thứ năm, 10/04/2025 08:00

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết số 193/2025/QH15). Trong đó có nội dung cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (Low Earth Orbit - LEO) trong thời gian không quá 5 năm, kết thúc trước ngày 01/01/2031. Đây được xem là bước tiến chiến lược nhằm hiện đại hóa hạ tầng viễn thông, nâng cao khả năng kết nối tại các khu vực khó tiếp cận, nơi còn hạn chế về phát triển hạ tầng viễn thông mặt đất đồng thời thúc đẩy vị thế của Việt Nam trong làn sóng công nghệ toàn cầu.

Thứ năm, 10/04/2025 07:55

Từ Thung lũng Silicon cho đến các phòng họp trên toàn thế giới, Generative AI (GenAI), còn được gọi là AI tạo sinh, đang được nhắc đến với tiềm năng cách mạng hóa các ngành công nghiệp và mở ra những cơ hội chưa từng có. Các nhà lãnh đạo đều nhận thấy sức mạnh của GenAI trong việc xác định lại các quy trình và thúc đẩy sự đổi mới. Vậy GenAI là gì? Nó tác động ra sao tới các ngành công nghiệp? Các nước đang phát triển cần chú ý đến những vấn đề gì để có thể bắt kịp “cuộc đua”?

Thứ năm, 10/04/2025 07:50

Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) vừa công bố kết quả nghiên cứu “Đánh giá về tác động chuyển đổi số (CĐS) đối với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Nghiên cứu được triển khai tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí giới thiệu một số phát hiện chính từ nghiên cứu này để có góc nhìn về việc tiếp cận và áp dụng CĐS tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo trong quá trình CĐS, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ năm, 10/04/2025 07:45

Kinh tế số mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam như tăng năng suất, tạo việc làm mới, cải thiện kỹ năng và thúc đẩy tính linh hoạt trong công việc. Nhưng đồng hành với thuận lợi là những thách thức lớn, như nguy cơ mất việc làm, chênh lệch kỹ năng, áp lực lên hệ thống giáo dục, phát sinh nhiều vấn đề pháp lý… Để phát triển một môi trường lao động bền vững, sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và người lao động là yếu tố quyết định. Nhận thức đúng đắn và hành động kịp thời sẽ giúp Việt Nam tận dụng lợi thế từ nền kinh tế số và vượt qua các trở ngại.

1 2