Nguyễn Duy Tài1, Nguyễn Thị Hạnh Quyên2, Nguyễn Văn Hướng3, Đào Duy Minh4, Nguyễn Thị Hà Giang1, Vũ Hoàng Hải1, Trần Thùy Anh1
1Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST)
2Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hội nhập KH&CN Quốc tế
3Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được mở rộng, góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết và xâm nhập mặn, nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đã bị ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá trị tôm nuôi. Để giải quyết vấn đề đó, việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) được xem là giải pháp cần thiết để phát triển bền vững việc nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như ngành tôm ở ĐBSCL. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT) ở đây còn nhiều bất cập.