Nguyễn Mạnh Cường* , Phạm Ngọc Khanh, Nguyễn Văn Tài, Đoàn Thị Vân Vũ Thị Hà, Ngọ Thị Phương, Lê Minh Hà, Phạm Quốc Long, Trần Thu Hường
*Tác giả chính: Email: nmcuong@inpc.vast.vn
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 14/04/2015; ngày chuyển phản biện: 18/04/2015; ngày nhận phản biện: 15/05/2015; ngày chấp nhận đăng: 20/05/2015
Tóm tắt:
Cây Nhó đông (Morinda longissima Y.Z Ruan, Rubiaceae) là một loại dược liệu rất có giá trị và đã được người dân tộc Thái ở Sơn La sử dụng trong điều trị các bệnh về gan và viêm đại tràng từ lâu đời. Việc phân lập và xác định được cấu trúc của các hợp chất anthraquinone từ cây Nhó đông là rất cần thiết, giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cơ chế, tác dụng chữa bệnh của cây thuốc này. Trong nghiên cứu dưới đây, các nhà khoa học đã phân lập và xác định được cấu trúc của 7 hợp chất anthraquinone từ các phân tử rễ Nhó đông, bao gồm: (1) soranjidiol, (2) rubiadin, (3) rubiadin-3-methyl ether, (4) morindon, (5) lucidin-ω-methyl ether, (6) damnacanthal và (7) damnacanthol.