Chủ nhật, 25/06/2017 00:39
Số 6 năm 201748 - 54Download

Hiệu quả của chương trình can thiệp trẻ tự kỷ dựa trên sự kết hợp giữa gia đình và cơ sở can thiệp

Trần Văn Công1*, Ngô Xuân Điệp

*Tác giả liên hệ: Email: tranvancong@gmail.com. 

1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia  TP Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 02/05/2017; ngày chuyển phản biện: 04/05/2017; ngày nhận phản biện: 31/05/2017; ngày chấp nhận đăng: 02/06/2017

Tóm tắt:

Nghiên cứu này xây dựng và đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp cho trẻ tự kỷ (TTK) có sự kết hợp giữa gia đình và cơ sở can thiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm trên 32 trẻ từ 30 đến 72 tháng tuổi đang học tại một số trường chuyên biệt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Hiệu quả của chương trình được đánh giá dựa trên kết quả trắc nghiệm PEP-3 và Vineland-II của trẻ và khảo sát bằng bảng hỏi với 32 phụ huynh của trẻ, 37 giáo viên từ các trường chuyên biệt, trung tâm can thiệp. Dữ liệu thu thập được cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở một số lĩnh vực khi so sánh kết quả trắc nghiệm giữa hai nhóm sau khi can thiệp bằng chương trình này. Cụ thể, trẻ ở nhóm thực nghiệm có tiến bộ hơn nhóm đối chứng ở các lĩnh vực tự chăm sóc, hành vi thích ứng. Khả năng trong lĩnh vực xã hội hóa cũng như ngôn ngữ tiếp nhận, gia đình, thời gian chơi của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.

Từ khóa:

Chương trình can thiệp, cơ sở can thiệp, gia đình, hiệu quả, tự kỷ. 

Chỉ số phân loại:
5.1

Effectiveness of autism intervention program based on the collaboration between families and intervention sites

Van Cong Tran1, Xuan Diep Ngo

1University of Educational, Vietnam National University, Hanoi

2University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ho Chi Minh City 

Received: 2 May 2017; accepted: 2 June 2017

Abstract:

This study developed an autism intervention program based on the collaboration between families and intervention sites and evaluated its effectiveness. Experiments were implemented on 32 children (30 to 72 months old) attending special schools in Ho Chi Minh City. The program effectiveness was evaluated by the results of PEP-3 and Vineland-II tests and a questionnaire completed by 32 parents and 37 teachers from those schools. The results showed significant differences in some areas by comparing the two groups after intervention. In particular, children in the experimental group were better than the control group at personal self-care and adaptive behavior. Socialization as well as receptive language, family, and playing time of the experimental group was better than the control group. 

Keywords:

 Autism, effectiveness, family, intervention program, intervention sites. 

Classification number:
5.1
Lượt dowload: 473 Lượt xem: 1283

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)