Nguyễn Vũ Việt Linh1*, Tiêu Tử Doanh2 , Nguyễn Thị Thanh Hiền3 , Phạm Minh Cảnh4 , Huỳnh Đại Phú1,4
* Tác giả liên hệ: Email: nguyenvuvietlinh@hcmut.edu.vn
1 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về vật liệu polymer và compozit, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh
2 Phòng thí nghiệm công nghệ nano, Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
4 Khoa Công nghệ vật liệu, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 25/09/2017; ngày chuyển phản biện: 27/09/2017; ngày nhận phản biện: 25/10/2017; ngày chấp nhận đăng: 30/10/2017
Tóm tắt:
Điều khiển quá trình giải phóng thuốc thông qua sự điều khiển hình thái và cấu trúc của vật liệu mang thuốc là vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, bởi sự giảm các tác dụng phụ của thuốc và nâng cao hiệu quả điều trị. Một trong các phương pháp hữu dụng chế tạo các hạt mang thuốc là electrospray nhờ các ưu điểm của nó như khả năng mang thuốc cao, dễ chế tạo, và phân hủy sinh học. Nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của nồng độ Poly (D,L-lactide) acid (PLA) trong dung môi chloroform và các thông số gia công như điện thế áp vào, khoảng cách thu mẫu đến hình thái vi hạt. PLA được sử dụng để chế tạo vi hạt bằng phương pháp electrospray bởi sự tương thích sinh học và khả năng phân hủy sinh học của nó. Hình thái của vi hạt sẽ được quan sát bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (SEM). Có thể điều khiển được hình thái của hạt và độ đồng nhất về hình thái bằng cách điều chỉnh nồng độ polyme (4,5%, 5% và 5,5% PLA), điện thế (18 kV và 24 kV) và khoảng cách thu mẫu (15 cm, 20 cm và 25 cm). Thông số tối ưu trong nghiên cứu này để tạo vi hạt hình cầu đồng nhất, ổn định là 5% PLA, 24 kV, 20 cm. Tuy nhiên, vi hạt vẫn có bề mặt nhăn do sử dụng chloroform có tốc độ bay hơi cao.