Thứ tư, 25/05/2016 00:17
Số 5 năm 201621 - 27Download

Tác động của biến đổi cơ cấu dân số tuổi đến nslđ ở Việt Nam

Phạm Ngọc Toàn1*, Giang Thanh Long2

*Tác giả liên hệ: Email: ngoctoantkt@gmail.com

1 Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động

2 Viện Chính sách công và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày nhận bài: 28/09/2015; ngày chuyển phản biện: 01/10/2015; ngày nhận phản biện: 29/10/2015; ngày chấp nhận đăng: 03/11/2015

Tóm tắt:

Nghiên cứu này sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp trong các năm từ 2010 đến 2012 và kết quả dự báo dân số theo tuổi cho giai đoạn 2014-2049 của Tổng cục Thống kê (2015) để ước lượng năng suất lao động (NSLĐ) theo tuổi. Nghiên cứu áp dụng mô hình của Aubert và Crépon (2007) [1] và phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (Shift-Share Analysis - SSA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi diễn ra đến năm 2019 sẽ làm mất lợi thế về số lượng dân số trong độ tuổi tạo ra NSLĐ cao (35-54 tuổi) do tỷ trọng dân số ở độ tuổi này bắt đầu giảm. Đây là thách thức về giảm NSLĐ chung của nền kinh tế trong dài hạn khi cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi theo hướng già hóa dân số.

Từ khóa:

cơ cấu dân số tuổi, năng suất lao động, tác động.

Chỉ số phân loại:
5.2

The impact of changes in population age structure on productivity in Vietnam

Received: 28 September 2015; accepted: 3 November 2015

Abstract:

This research used data from the Enterprise Census from 2010 to 2012 and results from GSO’s population projections for Vietnam in 2014-2049 (GSO, 2015) to estimate labor productivity by age groups. The research applied the economic model proposed by Aubert and Crépon (2007) to quantify labor productivity by age groups and used Shift-Share Analysis (SSA) method to quantify the impacts of both labor shifts and growth in labor productivity by age on the national labor productivity. The research results showed that structural changes of age population in 2019 will not take advantage of the number of population creating high productivity (aging from 35 to 54 ) because the proportion of this population group will decrease. This is the challenge of decreasing labor productivity of the economy in the long-term when population will be rapidly aging.

Keywords:

impact, population age structure, productivity.

Classification number:
5.2
Lượt dowload: 325 Lượt xem: 920

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)