Nguyễn Thị Ngọc Anh1*, Tạ Thị Thảo2 , Trần Mạnh Đạt3
*Tác giả liên hệ: Tel: 0988177986; Email: ngocanh.epu@gmail.com
1 Bộ môn Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương
Ngày nhận bài: 31/03/2016; ngày chuyển phản biện: 31/03/2016; ngày nhận phản biện: 08/04/2016; ngày chấp nhận đăng: 24/05/2016
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã khảo sát điều kiện tối ưu để xác định đồng thời kali hydrophthalat (KHPh - chất chuẩn để xác định COD), NO3 - và thấy rằng, KHPh và NO3 - hấp thụ ánh sáng cực đại tại 198 và 205 nm tương ứng, do đó không thể xác định riêng rẽ 2 chỉ tiêu trên, để xác định đồng thời phải dựa trên sự liên hệ tuyến tính giữa nồng độ và cường độ vạch phổ từ 190 đến 300 nm, và pH tối ưu để độ hấp thụ quang đạt cực đại là 4,5. Trên cơ sở các kết quả khảo sát điều kiện tối ưu, phương trình đường hồi quy đa biến xác định đồng thời KHPh và NO3 - đã được xây dựng. Kết quả phân tích 10 mẫu giả tự tạo theo mô hình hồi quy cấu tử chính PCR cho thấy, có sự trùng lặp giữa số liệu thực nghiệm nhận được và nồng độ cho trước trong phạm vi sai số tương đối cho phép (<15%). Phân tích hàm lượng KHPh và NO3 - trong 4 mẫu thực bằng phương pháp xác định riêng rẽ và đồng thời đã cho kết quả khác nhau không đáng kể. Từ đó các tác giả đi đến kết luận, phương pháp hồi quy đa biến ứng dụng cho phân tích mẫu thực tế hứa hẹn cho kết quả phù hợp khi so sánh với phương pháp phân tích riêng rẽ, có thể áp dụng để phân tích các mẫu nước thải sinh hoạt thực tế.