Chủ nhật, 25/11/2018 00:50
Số 11 năm 201858 - 64Download

Xây dựng sản phẩm du lịch gắn với khai thác di sản tôn giáo, tín ngưỡng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay

Chu Văn Tuấn1 , Nguyễn Thành Trung2*

*Tác giả liên hệ: Email: thanhtrungxhtn@gmail.com*

 

1 Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2 Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày nhận bài: 10/07/2018; ngày chuyển phản biện: 16/07/2018; ngày nhận phản biện: 24/08/2018; ngày chấp nhận đăng: 31/08/2018

Tóm tắt:

Việt Nam không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà còn đang sở hữu nguồn tài nguyên văn hoá nói chung, tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng hết sức phong phú, đa dạng. Đây là một thế mạnh mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được. Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, giá trị di sản văn hoá là yếu tố hết sức quan trọng tạo nên bản sắc, sức hấp dẫn quốc gia. Do vậy, cần xem các di sản văn hoá, di sản tôn giáo, tín ngưỡng vật thể, phi vật thể là nguồn tài nguyên giàu tiềm năng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cho dù có dồi dào bao nhiêu, nhưng nếu cứ khai thác sẽ đến lúc cạn kiệt. Trong khi đó, nguồn tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng nếu biết cách giữ gìn, bảo tồn và khai thác hợp lý sẽ không bao giờ cạn kiệt. Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của mình. Để biến nguồn tài nguyên di sản văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng thành sản phẩm phục vụ du lịch, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) hiện nay, cần có sự tham gia phối hợp của nhiều ngành như khoa học và công nghệ (KH&CN, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn), ngành văn hoá, thể thao và du lịch. Trước hết, chúng ta cần xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về các di sản tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là công việc mà lâu nay chúng ta chưa quan tâm và tiến hành một cách có hệ thống. Trên cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu này, chúng ta sẽ số hoá, khai thác để biến thành các sản phẩm phục vụ du lịch như bản đồ di sản, các công cụ tìm kiếm, các tiện ích, phầm mềm, website... Hy vọng rằng, đây là nhiệm vụ sẽ được các cấp, các ngành quan tâm, phối hợp thực hiện trong thời gian tới.

Từ khóa:

cách mạng công nghiệp 4.0, di sản, sản phẩm du lịch, tín ngưỡng, tôn giáo.

Chỉ số phân loại:
5.13

Enhancement of linkages between tourism products and exploitation of folk belief and religious heritages in the context of the Fourth Industrial Revolution in contemporary Vietnam

Van Tuan Chu1 , Thanh Trung Nguyen2*

1 Institute for Religious Studies, Vietnam Academy of Social Sciences, 2 Ministry of Science and Technology

Received: 10 July 2018; accepted: 31 August 2018

Abstract:

Việt Nam is not only rich in natural resources but also has diverse cultural and religious heritages. This is a Vietnam’s particular strength. In the context of international integration, the value of cultural heritages becomes a very important factor which constitutes national identities and attractiveness. Therefore, it is necessary to consider cultural and religious heritages, both tangible and intangible, as potential resources which can significantly contribute to the socio-economic development, especially the growth of tourism. The natural resources, no matter how rich they are, if irresponsibly be exploited, will be exhausted. Meanwhile, religious resources, if wisely be preserved and exploited, will be forever. In the context of international integration and exchanges, the Party and State has policies and strategies to turn tourism into a leading field of the economy. In order to turn cultural and religious resources into products that serve tourism, especially in the context of the industrial revolution 4.0, it is crucial to have the collaboration of various fields such as natural and social sciences, culture, sports and tourism. Initially, we need to build a raw database of the religious heritages. This is what has been neglected for long or not implemented systematically. Basing on this database, we will digitalize and use to turn them into products for tourism such as digital map, search tools, applications, software, etc. Hopefully, this will be the task to be fulfilled by co-operation among state agencies in the coming time.

Keywords:

folk beliefs, Fourth Industrial Revolution, heritages, religious, tourism products.

Classification number:
5.13
Lượt dowload: 414 Lượt xem: 992

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)