Năm 2024 là một năm đầy thách thức, song cũng ghi dấu nhiều thành tựu đáng tự hào của ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Ninh. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, ngành KH&CN Quảng Ninh năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo quốc tế về sinh học phân tử và ứng dụng năm 2024. Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn 2014-2023, tỉnh Bình Thuận đã triển khai 04 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án khung về quỹ gen cấp tỉnh. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ không chỉ mang lại hiệu quả tích cực về khoa học và công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên, môi trường mà còn góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng chung sống với đặc điểm nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn vùng sâu, vùng xa và đặc điểm lối sống văn hóa có xu hướng kết hôn cận huyết trong địa bàn cư trú. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh).
Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP là nội dung trọng tâm để thực hiện thành công chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Lai Châu nói riêng. Do đó, việc đổi mới sáng tạo trong liên kết để thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được tỉnh Lai Châu quan tâm. Với sự liên kết của doanh nghiệp, đặc sản gạo Séng Cù của Lai Châu không chỉ góp phần ổn định sản xuất cho nông dân mà còn tạo được kênh tiêu thụ và mang được “dấu ấn” sản phẩm OCOP của Lai Châu tới nhiều địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Đây là chủ đề của Diễn đàn quốc tế “Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” lần II năm 2024 do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức từ ngày 29-30/11/2024. Diễn đàn thu hút sự tham gia của 400 đại biểu đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; cơ quan ngoại giao quốc tế, UBND các tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long…
Ngày 27/11/2024, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng quan về hoạt động Dự án Đổi mới sáng tạo tôm Mê Kông (MAIC), giai đoạn 2022-2024 và kế hoạch hoạt động 2025-2026. Tham dự Hội thảo có GS.TS Trần Ngọc Hải - Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng và các giảng viên Trường Đại học Cần Thơ phụ trách dự án; đại diện Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng chung Úc (CSIRO); đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ); đại diện các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh/thành phố, đơn vị/doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 28/11/2024, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Hải Phòng xứng tầm trung tâm vùng gắn kết quốc tế”, đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam) 2024. TP Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025 nằm trong top 200 thành phố có chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất toàn cầu.
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (ĐMST) vẫn còn ở giai đoạn ban đầu. Mặc dù sự phát triển của các công nghệ mới và nền kinh tế chia sẻ đang mang lại những cơ họi thuận lợi để các công ty khởi nghiệp phát triển và thành công, song tại khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp này đang phải vượt qua hàng loạt thách thức, bao gồm những thách thức từ chính bản thân họ và tác động từ bên ngoài.
Ngày 26/11/2024, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Lãnh sự quán Hà Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Nuôi trồng thủy sản bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình học hỏi và chia sẻ”.