Trên thực tế, một ngày trên Trái đất không bao giờ cố định đúng bằng 24 giờ (86.400 giây), mà có thể chênh lệch vài milligiây mỗi ngày do nhiều nhân tố. Đó có thể là động đất, núi lửa, hoạt động địa chất, biến đổi khối lượng băng ở hai cực, thậm chí chuyển động bên dưới lõi Trái đất. Mặc dù xu hướng dài hạn là ngày càng chậm lại, kể từ năm 2020, các chuyên gia nhận thấy Trái đất đang quay nhanh hơn một cách bất ngờ.

Trái đất sẽ quay nhanh hơn một chút vào các ngày 09/07, 22/07 và 05/08/2025.
Theo dữ liệu công bố bởi IERS, ngày 05/08/2025 dự kiến là ngày ngắn nhất trong mùa hè này, nhanh hơn khoảng 1,51 milligiây so với 24 giờ chuẩn. Mốc kỷ lục trước đó là ngày 05/07/2024 - ngắn hơn 1,66 milligiây. Các ngày 09/07/2025 và 22/07/2025 cũng được dự kiến ngắn hơn tương ứng là 1,30 và 1,38 milligiây. Lý do tại sao điều này xảy ra vẫn chưa được giải mã hoàn toàn. Mặc dù vị trí của Mặt trăng khi xa xích đạo nhất dường như có đóng góp vào việc thay đổi song cụ thể như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Nhà khoa học Leonid Zotov từ Đại học Moscow (Nga) cho rằng, nguyên nhân sâu xa nằm ở các quá trình nội tại trong Trái đất, như dịch chuyển trong lõi nóng, tương tác giữa lớp ngoài và vỏ, hiện nay mô hình đại dương, khí quyển không giải thích đủ tốc độ quay tăng này. Mặc dù tốc độ quay tăng, xu hướng dài hạn của Trái đất vẫn là chậm lại. Song, kể từ năm 1972, đã có 27 giây nhuận dương (thêm giây) được chèn vào đồng hồ Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) để chỉnh cho phù hợp với Trái đất quay chậm. Tuy nhiên, nếu Trái đất quay nhanh đủ, chúng ta có thể cần một giây nhuận âm (tức là bỏ bớt giây), lần đầu tiên trong lịch sử, dự kiến có thể xảy ra vào khoảng năm 2029. Điều này không gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống thường ngày, nhưng sẽ gây thách thức lớn cho các hệ thống công nghệ hiện đại như vệ tinh định vị (GPS), tài chính, viễn thông… vì các hệ thống này yêu cầu độ chính xác cực cao. Một số tổ chức như Google và Amazon đã sử dụng kỹ thuật “smearing” để phân bổ giây nhuận trong quãng thời gian nhất định, giúp giảm thiểu gián đoạn.
Lịch sử cho thấy Trái đất quay ngày càng chậm và mỗi thế kỷ, một ngày dài thêm khoảng 2,3 milligiây vì thủy triều khiến năng lượng mất đi. Trong quá khứ xa hơn, như thời khủng long (kỷ Mesozoic), một ngày chỉ dài khoảng 23 giờ, hoặc khoảng 0,47 giây ngắn hơn thời đại đồ đá đồng. Dự báo cho thấy, 200 triệu năm nữa, một ngày có thể kéo dài tới 25 giờ. Sự thay đổi từ chậm sang thái quá nhanh kể từ 2020 - chủ yếu là nhiều “ngày ngắn nhất” liên tiếp - đã khiến các nhà nghiên cứu sử dụng các công cụ như atomic clocks và dữ liệu IERS để đo đạc chính xác từng miligiây, micro-giây. Dù độ ngắn ngày chỉ là vài phần nghìn của giây, nhưng về mặt khoa học, điều này là rất đáng chú ý.
GS Duncan Agnew tại Viện Đại dương học Scripps, UC San Diego (Hoa Kỳ), cho biết, sự việc này “là một bước ngoặt chưa từng có” nhưng không đáng lo ngại về mặt thảm họa; thay vào đó, đây là dấu hiệu Trái đất đang trong giai đoạn biến động đáng chú ý. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng hiện tượng này có thể là đỉnh điểm ngắn hạn và có thể bị bù đắp bởi các hiệu ứng như băng tan phân bố lại khối lượng khiến Trái đất quay chậm lại. Theo kế hoạch, hệ thống UTC sẽ tiếp tục áp dụng giây nhuận theo đề xuất của IERS, dự kiến công bố khoảng 6 tháng trước khi thực hiện. Cuộc tranh luận về việc loại bỏ hoàn toàn giây nhuận trước năm 2035 vẫn đang tiếp diễn, vì các sai lệch dù nhỏ đều có tác động lớn đến các hệ thống máy tính và hạ tầng toàn cầu.
NMK (theo timeanddate.com)