Thứ sáu, 25/08/2017 00:31
Số 8 năm 201759 - 64Download

Dấu ấn văn hóa tiền sử hang động miền núi biên giới Nghệ An

Nguyễn Khắc Sử* 

*Email: nguyen_khacsu@yahoo.com
 
Hội Khảo cổ học Việt Nam 

Ngày nhận bài: 05/05/2017; ngày chuyển phản biện: 10/05/2017; ngày nhận phản biện: 12/06/2017; ngày chấp nhận đăng: 16/06/2017

Tóm tắt:

Miền núi biên giới Nghệ An là nơi tập trung nhiều di tích tiền sử hang động, chứng kiến sự chiếm cư sớm của con người từ khoảng 60.000 năm trước (BP). Đây cũng là địa bàn nảy sinh một số di tích hậu kỳ Đá cũ, sơ kỳ Đá mới, tham góp vào sự hình thành các văn hóa trung kỳ Đá mới ở Việt Nam như: Đa Bút, Quỳnh Văn và hậu kỳ Đá mới - văn hóa Bàu Tró. Sau 7.000 năm, ở vùng núi Nghệ An, cư dân cổ vẫn bảo lưu truyền thống văn hóa Hòa Bình như cư trú trong hang, săn bắt, hái lượm, đặc biệt là bắt các loài nhuyễn thể nước ngọt. Vào giai đoạn sơ kỳ Kim khí, một số cư dân đã rời hang, vươn ra chiếm lĩnh thềm cổ sông Lam, thực thi các hoạt động nông nghiệp cố định, đóng góp vào quá trình giao lưu, hội nhập và tiếp biến văn hóa Tiền Đông Sơn ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Từ khóa:

Đá cũ, Đá mới, Hang động tiền sử, hái lượm, hóa thạch người, Kim khí. 

Chỉ số phân loại:
5.9

The hallmark of the cave prehistoric culture in the mountains of Nghe An frontier

Khac Su Nguyen*

Vietnam Archeology Association

Received: 5 May 2017; accepted: 16 June 2017

Abstract:

The mountainous region of Nghe An border, where contains a number of prehistoric cave sites, witnessed the early human occupation since approximately 60,000 BP. It is also a place where some late Paleolithic and early Neolithic sites arose, contributing to the formation of the middle Neolithic cultures of Vietnam such as Da But, Quynh Van and the late Neolithic one like Bau Tro. After 7,000 BP, the ancient residents in the region still maintained the traditional Hoabinhian styles such as living in cave, hunting, gathering, particularly collecting various freshwater molluscan species. In the early Bronze Age, some residents had moved out of the cave to occupy the ancient terrace of the Lam river, practicing the sedentary farming activities, contributing to the cultural exchange, integration, and acculturation of the pre-Dong Son culture in Northern Central of Vietnam. 

Keywords:

 Bronze age, gathering, human fossil, Neolithic, Paleolithic, prehistoric cave. 

Classification number:
5.9
Lượt dowload: 359 Lượt xem: 1170

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)