Thứ sáu, 25/10/2019 00:19
Số 10 năm 201954 - 59Download

Định hướng khảo luận tầm nguyên hệ thống yếu tố Hán Việt bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử - so sánh

Nguyễn Thị Thanh Chung*

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày nhận bài: 15/08/2019; ngày chuyển phản biện: 19/08/2019; ngày nhận phản biện: 16/09/2019; ngày chấp nhận đăng: 20/09/2019

Tóm tắt:

Hệ thống yếu tố Hán Việt (HV) giữ một vị trí quan trọng trong việc tạo ra tiếng Việt nói chung, tiếng Việt đương đại nói riêng, bởi trong tiếng Việt, số từ HV chiếm hơn 70%, vì vậy nghiên cứu về hệ thống yếu tố ngôn ngữ này là rất quan trọng để hiểu rõ hơn về tiếng Việt. Khi nghiên cứu hệ thống yếu tố ngôn ngữ này, phương pháp lịch sử - so sánh trong nghiên cứu ngôn ngữ nói chung gồm thủ pháp phục nguyên bên trong, thủ pháp niên đại hóa, thủ pháp giải thích về văn hóa và lịch sử là phù hợp. Với các thủ pháp của phương pháp này, hệ thống yếu tố HV được phục nguyên bên trong từ cơ sở tìm hiểu phương diện hình thể, âm đọc, ý nghĩa của từng yếu tố trên trục lịch đại và đồng đại. Hình thể của yếu tố HV được tầm nguyên nguyên tự và nghiên cứu giá trị biểu đạt của nó. Âm đọc của yếu tố HV được nghiên cứu trong quá trình phát triển với sự tồn tại của hệ thống âm tiền HV, âm HV, âm HV Việt hóa. Phương diện ý nghĩa được nghiên cứu trong sự vận động, sáng tạo và sức sống của tiếng Việt. Thủ pháp niên đại hóa hướng đến lý giải sự tồn tại của yếu tố HV gắn liền với sự kiện văn hóa lịch sử. Dấu ấn về văn hóa và lịch sử lưu giữ trong yếu tố HV sẽ được tìm hiểu bằng thủ pháp giải thích về văn hóa lịch sử.

Từ khóa:

nghiên cứu lịch sử - so sánh, thủ pháp giải thích về mặt văn hóa và lịch sử, thủ pháp niên đại hóa, thủ pháp phục nguyên bên trong, yếu tố Hán Việt.

Chỉ số phân loại:
5.10

Orientation of treatise on etymology for system of Sino - Vietnamese elements by historical - comparative method

Thi Thanh Chung Nguyen

 

Hanoi National University of Education

Received: 15 August 2019; accepted: 20 September 2019

Abstract:

The system of Sino - Vietnamese elements plays an important role in forming the Vietnamese in general and the temporary Vietnamese in particular because it acounts for more than 70% of Vietnamese vocabulary, so the study of this linguistic element system is very significant to get a better understanding for Vietnamese. The historical - comparative method for this linguistic element system includes internal restoration, chronology, explanation on culture and history. With these tactics of the historical - comparative method, the Sino - Vietnamese element system is restored internally for the aim of learning the physical, phonetic, meaning aspects of each elements on both diachronic and synchronic sides. The topography of the Sino - Vietnamese elements is etymologised to original characters and researched on their expressing values. Pronunciation sound of the Sino - Vietnamese elements is researched in the process of self-movement with existence of various phonetic systems such as Sino - Vietnamese pre-phonetics, Sino - Vietnamese phonetics, and Vietnamese-based edited phonetics. The meaning aspect is researched from the movement, creativity, and vitality of Vietnamese, and the tactic of chronology aims at the explanation for existence of Sino - Vietnamese elements associated with certain historical landmarks. The historical and cultural imprints in the Sino - Vietnamese elements will be studied by the tactic of explanation on history and culture

Keywords:

historical - comparative method, Sino - Vietnamese elements, tactic of chronology, tactic of explanation on history and culture, tactic of internal restoration.

Classification number:
5.10
Lượt dowload: 521 Lượt xem: 1324

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)