Thứ sáu, 25/10/2019 00:36
Số 10 năm 201924 - 28Download

Giới và sự tham gia của người dân trong quản lý rừng bền vững

Phùng Thị Yến*

* Email: phungtieuyen@gmail.com

Nghiên cứu viên độc lập

Ngày nhận bài: 06/09/2019; ngày chuyển phản biện: 09/09/2019; ngày nhận phản biện: 07/10/2019; ngày chấp nhận đăng: 09/10/2019

Tóm tắt:

Nghiên cứu về giới và sự tham gia của người dân trong quản lý rừng bền vững (QLRBV) trong công trình này đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và tiếp cận về sự tham gia trong quá trình thu thập thông tin. Nghiên cứu nhằm khái quát thực trạng các vấn đề giới, mức độ tham gia của nam giới, phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, đồng thời tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề giới và hưởng lợi công bằng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự bất công bằng giữa nam giới, phụ nữ, các nhóm yếu thế trong QLRBV. Nam giới được tham gia nhiều hơn phụ nữ cũng như tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực từ rừng, quyền ra quyết định luôn cao hơn phụ nữ. Các nhóm yếu thế chưa được khuyến khích tham gia tích cực trong QLRBV. Xung đột về quyền sử dụng đất rừng và rừng là vấn đề nổi bật trong cộng đồng khảo sát. Nghiên cứu khuyến nghị phương pháp sự tham gia và lồng ghép giới cần được áp dụng trong QLRBV nhằm mang tới sự hưởng lợi công bằng cho tất cả các nhóm, cũng như giảm bớt xung đột xã hội trong cộng đồng.

Từ khóa:

giới, hưởng lợi công bằng, QLRBV, sự tham gia.

Chỉ số phân loại:
5.4

Gender and social inclusion in sustainable forest management

Thi Yen Phung*

Freelance consultant

Received: 6 September 2019; accepted: 9 October 2019

Abstract:

Participatory approach and qualitative methodology have been applied for the study on gender and social inclusion in sustainable forest management. The study aims to find out the current picture of gender issues and participation levels of men, women, and vulnerable groups that are living thanks to forest, as well as make recommendations to tackle gender issues and equal benefits. The study found out inequalities among men, women, and vulnerable groups in sustainable forest management. More men than women participated in activities related sustainable forest management, and men accessing and controlling forest resources were higher than women. Men had more power than women in decision-making in families due to the gender stereotype that men are the breadwinner and owner of families. Vulnerable groups had not been encouraged to join actively in sustainable forest management. The main current conflict was the dispute over forest land ownership right between forest owners in the research sites. This study strongly recommends gender mainstreaming and participatory approaches must be taken into account and applied in sustainable forest management, which aims to bring equitable benefits among all groups and avoid social conflicts in the community.

Keywords:

equitable benefits, gender, social inclusion, sustainable forest management.

Classification number:
5.4
Lượt dowload: 512 Lượt xem: 1471

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)