Vũ Đức Lợi1*, Dương Tuấn Hưng1 , Nguyễn Văn Tuyến1 , Phạm Sơn Lâm2 , Đặng Quốc Trung1
* Tác giả liên hệ: ducloi@ich.vast.vn
1 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngày nhận bài: 02/11/2015; ngày chuyển phản biện: 02/11/2015; ngày nhận phản biện: 01/12/2015; ngày chấp nhận đăng: 28/12/2015
Tóm tắt:
Bùn đỏ là bã thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxit theo phương pháp Bayer. Do tính kiềm cao và lượng bùn thải lớn, bùn đỏ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các hợp chất như oxit sắt, mangan... và một lượng xút dư do quá trình hòa tan và tách quặng bauxit, đây là những hợp chất độc hại nếu không được quản lý và áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp. Hiện nay, trên thế giới chưa có quốc gia nào xử lý triệt để được bùn đỏ, phương pháp phổ biến là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Tuy nhiên, do thành phần và tính chất của quặng bauxit khác nhau dẫn đến thành phần và tính chất của bùn đỏ cũng khác nhau. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các kỹ thuật và công nghệ nhằm thu hồi sắt từ bùn đỏ và các kim loại quý khác như gali, vanadi, titan, đất hiếm…[1]. Bài báo này tổng quan các công nghệ thu hồi sắt từ bùn đỏ.