Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024: Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2023

Ngày 26/09/2024, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2024 tại Thụy Sỹ. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo, tăng 4 bậc so với năm 2023 (từ vị trí 57 lên 53). Tương tự, đầu ra đổi mới sáng tạo cũng tăng 4 bậc so với 2023 (từ vị trí 40 lên 36).

Ứng dụng công nghệ khối phổ MALDI-TOF MS nâng cao chất lượng dịch vụ thử nghiệm trong phân tích vi sinh vật.

Nhằm đáp ứng nhu cầu định danh hoặc khẳng định nhanh và chính xác vi sinh vật tạp nhiễm trong thực phẩm, môi trường… phục vụ nhu cầu của cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã đầu tư, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có công nghệ khối phổ MALDI-TOF MS (Matrix Assisted Laser Desorption Ionization-Time of Flight Mass Spectrometry) nhằm nhận diện các vi sinh vật chính xác đến mức loài hoặc chi trong khoảng thời gian rất ngắn, với độ chính xác và tin cậy cao, giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát ô nhiễm vi sinh trong thực phẩm, nguyên liệu, môi trường sản xuất và đánh giá mối nguy do ô nhiễm vi sinh vật gây ra.

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Bò Tây Ninh”

Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm và dịch vụ từ con bò được nuôi thả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” do các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu Trí tuệ (SHTT) CIPTEK chủ trì thực hiện, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Bò Tây Ninh” đã được cấp theo Quyết định số 27771/QĐ-SHTT ngày 18/03/2024 của Cục SHTT. Đây là cơ sở quan trọng cho các sản phẩm và dịch vụ từ bò được nuôi thả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Điện hạt nhân Trung Quốc - Hiện tại và tương lai

Là quốc gia đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử (bom A) vào năm 1964, bom nhiệt hạch (bom H) vào năm 1967, nhưng phải 30 năm sau (1994), Trung Quốc mới có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên được xây dựng và vận hành. Với dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 2/3 tổng sản lượng điện do các nhà máy điện than cung cấp, Trung Quốc có lượng phát thải carbon nhiều nhất thế giới. Với mục tiêu giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, việc phát triển ĐHN đã được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Quốc gia này đã trở thành nước thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về số lượng lò phản ứng (LPƯ) đang hoạt động và sản lượng ĐHN; đồng thời là nước có số lượng LPƯ đang xây dựng nhiều nhất thế giới (30/64). Bài viết chia sẻ tình hình phát triển ĐHN trong hiện tại và tương lai của Trung Quốc.

Khai thác dữ liệu trong bảo trì thiết bị

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu ngày càng trở nên cần thiết trong nhiều hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng công nghiệp. Bài viết đánh giá sự cần thiết của ứng dụng dữ liệu trong hoạt động bảo trì thiết bị và lợi ích mang lại từ việc khai thác dữ liệu phù hợp, hiệu quả đối với môi trường và xã hội. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị trong việc khai thác dữ liệu trong bảo trì thiết bị tại Việt Nam.