Thứ năm, 26/09/2024 16:28

Bạch tuộc và cá hợp tác săn mồi

Mặc dù thường được coi là những động vật sống đơn độc, bạch tuộc đôi khi lại hợp tác với cá để bẫy con mồi.

Bạch tuộc thường săn mồi một mình, nhưng cảnh quay do thợ lặn ghi lại đã tiết lộ rằng chúng có thể hợp tác với cá để tìm kiếm thức ăn. Những hình ảnh được đăng tải ngày 23/09/2024 trên Tạp chí Nature Ecology & Evolution cho thấy, các loài khác nhau phân công đảm nhận các vai trò cụ thể để tối đa hóa thành công trong những cuộc săn mồi chung.

 

Bạch tuộc và cá hợp tác săn mồi. Nguồn: Eduardo Sampaio and Simon Gingins.

Con bạch tuộc về cơ bản đóng vai trò như người ra quyết định của nhóm - tác giả Eduardo Sampaio, nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Viện Hành vi Động vật Max Planck (Đức) cho biết. Chắc chắn có dấu hiệu cho thấy một số hình thức nhận thức đang diễn ra ở đây. Mặc dù bạch tuộc đã từng được phát hiện hợp tác kiếm ăn cùng cá trước đây, nhưng mối quan hệ giữa các loài vẫn chưa rõ ràng.

Eduardo Sampaio và các đồng nghiệp đã sử dụng nhiều camera đồng bộ để thu thập 120 giờ quay phim trong khi lặn ở Biển Đỏ. Họ ghi lại được 13 lần săn mồi theo nhóm giữa các loài, trong đó bạch tuộc xanh lớn (Octopus cyanea) hợp tác với nhiều loài cá khác nhau để tìm và bắt các loài cá nhỏ và động vật thân mềm. Bạch tuộc thường săn mồi một mình, nhưng những cảnh quay do các thợ lặn ghi lại đã tiết lộ rằng chúng có thể hợp tác với cá để tìm bữa ăn tiếp theo. Các hình ảnh cho thấy, các loài khác nhau thậm chí còn đảm nhận các vai trò cụ thể để tối ưu hóa thành công trong các cuộc săn mồi chung. Mỗi hình ảnh đều cho thấy những động lực nhóm phức tạp, với các loài khác nhau đảm nhận các vai trò riêng biệt. Chẳng hạn, cá goatfish (Parupeneus spp.) thường thúc đẩy các loài cá khác di chuyển về phía trước và khám phá môi trường mới, trong khi bạch tuộc có thể "thuyết phục" cả nhóm dừng lại bằng cách ở yên tại một địa điểm cụ thể. Các loài cá khác đưa ra nhiều lựa chọn, và sau đó bạch tuộc quyết định chọn cái nào, Eduardo Sampaio cho biết. Có một yếu tố về sự hợp tác trong quá trình này.

Những con bạch tuộc dường như cũng có khả năng thích nghi và phản ứng với những tình huống khác nhau. Trong một số nhóm, một số loài cá - đặc biệt là cá mú đuôi đen (Epinephelus fasciatus) có tính cơ hội, tự gắn mình vào nhóm mà không giúp tìm kiếm thức ăn. Trong một số trường hợp này, bạch tuộc sẽ sử dụng xúc tu của chúng để "đấm" vào những cá thể cơ hội, giống một loại nỗ lực trừng phạt hoặc buộc chúng rời khỏi nhóm. Eduardo Sampiano cho biết, nhóm nghiên cứu đang quan tâm đến việc tìm hiểu xem liệu bạch tuộc có thể nhận ra những con cá đơn độc đã thể hiện hành vi cơ hội trước đó hay không.

Hannah MacGregor, nhà nghiên cứu hành vi động vật tại Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) cho biết, công việc này "thật sự thú vị" và giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về "những yếu tố nào thúc đẩy, trong trường hợp này, các nhóm hoàn toàn khác nhau về loài lại muốn gắn bó với nhau. Cô cũng cho rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu để khám phá cách mà động lực nhóm khác nhau giữa các môi trường.

NMK (theo Nature)

 

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)