Thứ sáu, 13/12/2024 16:51

Xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

TS Lê Văn Út

Trưởng nhóm Nhóm Nghiên cứu Đo lường Khoa học và Chính sách Quản trị Nghiên cứu (SARAP)

Trường Đại học Văn Lang

Mới đây, Nhóm Nghiên cứu Đo lường Khoa học và Chính sách Quản trị Nghiên cứu thuộc Trường Đại học Văng Lang đã công bố công trình “Xếp hạng thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024” (SARAP Ranking-2024-0.5) trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam - Bộ KH&CN. Kết quả nghiên cứu này đã nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học. Nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục phát triển SARAP Ranking-2024-0.5 theo hướng hiệu suất công bố bài báo nghiên cứu so với tổng số giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học (sau đây viết tắt là ĐH). Bài viết xin được chia sẻ một số quan điểm về vấn đề này để độc giả cùng quan tâm, chia sẻ.

Chuẩn cơ sở giáo dục đại học và hiệu suất công bố bài báo khoa học

Ngày 17/07/2024, Nhóm Nghiên cứu Đo lường Khoa học và Chính sách Quản trị Nghiên cứu - Trường Đại học Văn Lang đã công bố kết quả xếp hạng thành tựu bài báo nghiên cứu của các cơ sở giáo dục Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 (SARAP Ranking-2024-0.5) trên Tạp chí KH&CN Việt Nam [1] và đã được Báo Thanh Niên đã đưa tin lại về kết quả xếp hạng này [2]. SARAP Ranking-2024-0.5 đã nhận được sự quan tâm của nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu về quản trị đại học, quản trị nghiên cứu khoa học... Đã có nhiều ý kiến tư vấn và hướng dẫn các hướng mới mà SARAP Ranking-2024-0.5 có thể tiếp tục duy trì và phát triển [3].

Thứ nhất, nhiều ý kiến đề xuất cần tiếp tục phát triển SARAP Ranking-2024-0.5 theo hướng hiệu suất công bố bài báo nghiên cứu so với tổng số giảng viên của mỗi ĐH, đồng thời có thể xem xét ghi nhận thêm tỷ trọng giảng viên có học vị tiến sỹ.

Thứ hai, cần đánh giá đẳng cấp của các tạp chí mà ĐH đã có bài báo khoa học được công bố.

Thứ ba, cần có giải pháp đánh giá chất lượng của các kết quả nghiên cứu trong các bài báo khoa học.

Thứ tư, cần đánh giá được hiệu quả chuyển giao của các bài báo khoa học mà các ĐH đã công bố.

Thứ năm, cần có phương pháp xếp hạng theo hướng chỉ tính những bài báo khoa học của giảng viên cơ hữu và có giải pháp loại những bài báo khoa học của nhân sự không cơ hữu.

Thứ sáu, cần có thêm xếp hạng hiệu suất công bố bài báo và tổng kinh phí đầu tư.

Những ý kiến trên là hết sức sâu sắc và đa chiều đối với SARAP Ranking-2024-0.5. Trong số các ý kiến đã nêu, có thể thấy đề xuất về việc tiếp tục phát triển SARAP Ranking-2024-0.5 theo hướng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu trên tổng số giảng viên của mỗi ĐH cần được ưu tiên thực hiện trước vì liên quan đến chuẩn các cơ sở giáo dục đại học mà cả nước đang rất quan tâm.

TS Lê Văn Út thuyết trình về Xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tại Trường Đại học Văn Lang

Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục ĐH đã quy định nhiệm vụ của giảng viên ở ĐH gồm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác [4]. Như vậy, tất cả các giảng viên đều phải thực hiện nghiên cứu khoa học theo quy định. Ngoài ra, Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn cơ sở giáo dục ĐH đã chỉ rõ rằng, số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 0,3 bài/năm. Riêng đối với cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo tiến sỹ không phải trường đào tạo ngành đặc thù, không thấp hơn 0,6 bài/năm, trong đó, số bài có trong danh mục Web of Science (WoS) hoặc Scopus (có tính trọng số theo lĩnh vực) không thấp hơn 0,3 bài/năm (Tiêu chí 6.2) [5]. Bởi những lẽ trên, việc xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu của các ĐH là hết sức cần thiết.

Xếp hạng hiệu suất thành tựu công bố bài báo nghiên cứu

Dữ liệu được dùng trong công bố này là thành tựu bài báo nghiên cứu WoS của các ĐH Việt Nam trong cơ sở dữ liệu [1]. Do xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu của các ĐH Việt Nam có liên quan đến Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT nên công thức tính hiệu suất như đã nêu được xác định như sau:

trong đó E, PA, FS, SW tương ứng ký hiệu cho hiệu suất như đã nêu, tổng số bài báo WoS loại nghiên cứu của ĐH trong nửa đầu năm 2024, tổng số giảng viên cơ hữu của ĐH, tổng số tạp chí Scopus và tổng số tạp chí WoS. Số giảng viên cơ hữu được thu thập từ cơ sở dữ liệu công khai của các ĐH hoặc thông tin trực tiếp nhận được từ lãnh đạo các ĐH, thời điểm tối thiểu từ đầu năm 2023 đến nay [6]. Tỷ lệ giữa tổng số tạp chí Scopus và tổng số tạp chí WoS giúp chuẩn hóa dữ liệu tổng số bài báo nghiên cứu của các ĐH theo hướng Scopus hóa để có thể đối sánh với yêu cầu của tiêu chuẩn trong Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT về tỷ lệ bài báo Scopus hoặc WoS trên tổng số giảng viên của các ĐH là 0,3 bài/năm, đối với các ĐH có đào tạo tiến sỹ. Hệ số 2 có ý nghĩa là hiệu suất được chuẩn hóa theo năm để thuận tiện trong việc đối sánh kết quả thực tế của các ĐH với chuẩn ĐH theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu lần này được xem xét đối với tất cả 240 ĐH trong cả nước. Có 180 ĐH không được xếp hạng vì đã không được vào SARAP Ranking-2024-0.5. Có 04 ĐH đã được vào bảng xếp hạng SARAP Ranking-2024-0.5 nhưng do không có thông tin về số liệu giảng viên có thể được truy cập công khai trên website nên không được xem xét xếp hạng trong đợt này, dù đã có thư điện tử yêu cầu cung cấp dữ liệu nhưng không nhận được phản hồi (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y và Trường ĐH Y Dược Cần Thơ).

Kết quả xếp hạng

Với dữ liệu và phương pháp nêu trên, kết quả hết sức bất ngờ là Trường ĐH VinUni dẫn đầu với hiệu suất E=3.16, xếp thứ hai là Trường ĐH Việt - Pháp. Những ĐH còn lại trong tốp 10 xếp theo thứ tự gồm: Duy Tân, Bách khoa Hà Nội, Dược Hà Nội, Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Y Hà Nội, Phenikaa và Mở TP Hồ Chí Minh.

Có tất cả 56 ĐH được xếp hạng về hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu trong nửa đầu năm 2024 và có tất cả 40 hạng, vì có những ĐH đồng hạng. Có thể thấy 33 ĐH có hiệu suất chuẩn hóa theo năm lớn hơn 0,3 và được xem là có thể đáp ứng được yêu cầu chuẩn ĐH đối với tỷ lệ bài báo khoa học WoS/Scopus trên tổng số giảng viên; có 23 ĐH với hiệu suất này chưa đến 0,3 nhưng thực sự chỉ có 6 ĐH có thể xem là báo động vì hiệu suất không vượt quá 0.2 (còn khoảng cách nhất định để đạt chuẩn). Kết quả này là hồi chuông cảnh báo nhất định đối với gần 180 ĐH còn lại, có thể cần thêm thời gian để có thể đạt chuẩn tỷ lệ bài báo Scopus/WoS trên tổng số giảng viên (0,3) đối vơi các ĐH có đào tạo tiến sỹ.

Bảng dưới đây là xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu WoS của 56 ĐH trong nửa đầu năm 2024 (ký hiệu: SARAP Ranking-2024-0.5E).

Hạng

Cơ sở giáo dục ĐH

Số bài WoS

Giảng viên

E

1

Trường ĐH VinUni

63

77

3.16

2

Trường ĐH KH&CN Hà Nội (Việt - Pháp)

63

89

2.73

3

ĐH Duy Tân

320

889

1.39

4

ĐH Bách khoa Hà Nội

305

1078

1.09

5

Trường ĐH Dược Hà Nội

37

159

0.90

6

ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh

143

627

0.88

7

ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh

648

3023

0.83

8

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

205

997

0.79

8

Trường ĐH Y Hà Nội

155

754

0.79

9

Trường ĐH Phenikaa

146

757

0.75

10

Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh

103

562

0.71

11

Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh

170

952

0.69

11

Trường ĐH Việt - Đức

24

135

0.69

12

Trường ĐH Cần Thơ

177

1104

0.62

13

ĐH Quốc gia Hà Nội

405

2739

0.57

14

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

91

626

0.56

15

Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

151

1089

0.54

16

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

165

1245

0.51

16

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

85

648

0.51

17

Trường ĐH Y tế Công cộng

23

187

0.48

18

Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh

67

564

0.46

19

Trường ĐH Thủy Lợi

76

665

0.44

20

Trường ĐH Vinh

58

550

0.41

21

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

86

828

0.40

22

ĐH Kinh tế Quốc dân

70

704

0.38

23

Trường ĐH Văn Lang

178

1864

0.37

24

Trường ĐH Nha Trang

43

458

0.36

24

Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh

57

614

0.36

25

Trường ĐH Công Thương TP Hồ Chí Minh

54

590

0.35

25

Trường ĐH Mỏ - Địa chất

47

524

0.35

26

ĐH Huế

157

1876

0.32

26

Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

33

402

0.32

27

Trường ĐH Điện lực

36

452

0.31

28

Trường ĐH Thương mại

38

503

0.29

28

Trường ĐH Giao thông Vận tải

67

893

0.29

29

Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

21

291

0.28

30

Trường ĐH Sài Gòn

33

465

0.27

30

Trường ĐH Tây Nguyên

32

453

0.27

30

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

44

640

0.27

31

ĐH Đà Nẵng

144

2127

0.26

31

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

39

577

0.26

31

Trường ĐH FPT

106

1581

0.26

31

Trường ĐH Tài chính - Marketing

27

405

0.26

32

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

78

1188

0.25

33

Trường ĐH Đồng Tháp

30

479

0.24

33

Học viện Kỹ thuật Quân sự

96

1561

0.24

34

Trường ĐH Thủ Dầu Một

40

663

0.23

34

Trường ĐH Quy Nhơn

30

498

0.23

35

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

23

400

0.22

35

Trường Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

29

515

0.22

36

ĐH Thái Nguyên

123

2398

0.20

37

Trường ĐH Y Dược Hải Phòng

20

423

0.18

38

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

23

520

0.17

38

Trường ĐH Ngoại thương

25

582

0.17

39

Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

21

586

0.14

40

Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh

67

2096

0.12

So với SARAP Ranking-2024-0.5, có 4 ĐH được trụ lại trong top 10 của SARAP Ranking-2024-0.5E gồm ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cũng trong top 10 của Ranking-2024-0.5E lần này có 3 Trường ĐH gồm: VinUni, Trường Việt - Pháp và Dược Hà Nội có hạng khá thấp trong Ranking-2024-0.5 (tương ứng đồng hạng 27 và hạng 38); những ĐH còn lại thì đã từng có hạng khá cao trong Ranking-2024-0.5, cụ thể Trường ĐH Y Hà Nội (hạng 11), Trường ĐH Phenikaa (hạng 13), ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (hạng 15) và Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh (hạng 18).

Thứ tự nhiều ĐH trong SARAP Ranking-2024-0.5E có sự thay đổi đáng kể so với SARAP Ranking-2024-0.5 vì lý do chính là số lượng giảng viên khá cao nên dẫn đến hiệu suất có thể không cao.

Thay lời kết

Phương pháp tính hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu của các ĐH như đã trình bày ở trên chỉ đơn giản là một cách đối sánh với Tiêu chí 6.2 trong Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT. Kết quả xếp hạng hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu SARAP Ranking-2024-0.5E chưa thể xem là xếp hạng đại học hay xếp hạng nghiên cứu của các đại học.

Hiệu suất thành tựu bài báo nghiên cứu được trình bày trong SARAP Ranking-2024-0.5E có ý nghĩa rất quan trọng khi xem xét trung bình công bố bài báo khoa học của tổng giảng viên của các ĐH. Một ĐH công bố được nhiều bài báo khoa học có thể chứng tỏ được năng lực khoa học nhất định, nhưng hiệu suất thành tựu bài báo khoa học cung cấp thông tin hữu ích về tỷ lệ trung bình bài báo khoa học trên tổng số giảng viên tham gia làm nghiên cứu và công bố bài báo khoa học. Giá trị mang lại hoặc đẳng cấp nghiên cứu thực sự của các ĐH thì có thể đo lường thông qua giá trị chuyển giao các kết quả nghiên cứu.

Hiệu suất thành tựu bào báo khoa học nên là một chỉ số quan trọng khi xem xét xây dựng tiêu chí xếp hạng đại học hay xếp hạng nghiên cứu khoa học của các ĐH. Chỉ số này có thể chưa phản ánh đầy đủ đẳng cấp nghiên cứu thực sự của các ĐH. Các ý kiến và tư vấn khác như đã nêu có thể được xem xét để phát triển thành các tiêu chí xếp hạng đại học hay xếp hạng thành tựu nghiên cứu của các ĐH.

SARAP Ranking cần được xem xét mở rộng ra cho các ĐH trong khu vực, ít nhất là trong khối các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, bởi lẽ mới đây Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo “Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030 Việt Nam trong 03 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới” [7].

Tác giả vô cùng biết ơn và có thêm rất nhiều động lực trong việc tiếp tục phát triển SARAP Ranking vì đã được nhiều vị lãnh đạo/nguyên lãnh đạo các bộ/ngành ở Trung ương và địa phương, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục ĐH và quản trị nghiên cứu khoa học cho những ý kiến tư vấn và hướng dẫn quan trọng sau khi phiên bản đầu tiên của SARAP Ranking được công bố.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Lê Văn Út (2024), “Xếp hạng thành tựu bài báo nghiên cứu của các đại học Việt Nam trong nửa đầu năm 2024”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 8A, tr.14.2020.  

[2] Mỹ Quyên (2024), “Trường đại học nào có nhiều nghiên cứu chuẩn quốc tế nhất trong 6 tháng đầu năm?”, https://thanhnien.vn/truong-dh-nao-co-nhieu-nghien-cuu-chuan-quoc-te-nhat-trong-6-thang-dau-nam, truy cập 25/07/2024.

[3] Tổng hợp các ý kiến cho SARAP Ranking ngày 17/07/2024, 06/09/2024.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT, ngày 27/07/2020 Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2024), Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT, ngày 05/02/2024 ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

[6] TS Lê Văn Út, ThS Thân Đức Dũng (2024), Dữ liệu giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam, tổng hợp 22/11/2024.

[7] Thùy Linh (2024), “Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục”, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, truy cập ngày 18/11/2024.

 

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)