Nghị quyết 57: Nền tảng để khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu

“Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (KH,CN,ĐMST&CĐSQG) là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới”. Đây là một trong những quan điểm chỉ đạo quan trọng của Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ
Chính trị về đột phá phát triển KH,CN,ĐMST&CĐSQG (Nghị quyết 57). Để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, cần phải có chương trình hành động tổng thể, toàn diện, được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu rõ ràng và các giải pháp mang tính khả thi cao
.

FPT nhận nhiệm vụ làm chủ công nghệ số chiến lược tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề “Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Tập đoàn FPT đã nhận nhiệm vụ làm chủ công nghệ số chiến lược, thiết thực đóng góp vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thành phố Huế: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển vùng trồng dược liệu

Với vị trí địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, Thành phố Huế được xem là địa phương tiềm năng có thể khai thác tài nguyên bản địa, đầu tư vào việc phát triển nguồn nguyên liệu và chế biến dược liệu. Với mục tiêu tăng năng suất gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế dược liệu, trong thời gian qua, Thành phố Huế đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm ứng dụng khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là một trong những hướng đi chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tận dụng hiệu quả các ưu điểm về môi trường tự nhiên và xã hội.

Chính sách đổi mới sáng tạo chuyển đổi ở Thụy Điển và khuyến nghị cho Việt Nam

Thụy Điển đã có những chính sách và chiến lược nổi bật trong lĩnh vực giáo dục và phát triển kỹ năng, đặc biệt là những chính
sách liên quan đến đổi mới sáng tạo (ĐMST) chuyển đổi. Đó chính là nền tảng để Thụy Điển phát triển bền vững và luôn nằm trong top đầu những quốc gia ĐMST nhất thế giới. Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm đáng chú ý của Thụy Điển trong việc kết hợp giáo dục, phát triển kỹ năng và ĐMST, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam.

Kiểm soát bệnh truyền nhiễm liên quan đến dơi tại Việt Nam trên cơ sở tiếp cận một sức khoẻ

Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Molecular Ecology [1], các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hungary và Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên, Cộng hoà Pháp đã công bố những phát hiện mới về sự đa dạng và quá trình phát sinh chủng loại của các chủng virus corona thuộc phân chi Sarbecovirus thu thập từ các quần thể dơi móng ngựa (Rhinolophus sp.) ở Việt Nam và các nước lân cận. Các dữ liệu khoa học này giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc phát sinh của hai chủng virus corona gây ra hai đại dịch (SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2), đồng thời cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các hoạt động giám sát, phòng ngừa sự bùng phát hoặc tái bùng phát các dịch bệnh do virus corona liên quan đến dơi trong tương lai.