Thứ tư, 10/07/2024 08:00

Khác với Việt Nam, Philippines không phải là thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV). Những quy định về bảo hộ giống cây trồng của Philippines được xây dựng trong Đạo luật Bảo hộ giống cây trồng năm 2002. Thông qua việc phân tích các văn bản pháp lý liên quan, bài viết chỉ ra điểm khác nhau trong pháp luật về bảo hộ giống cây trồng giữa Việt Nam và Philippines, làm cơ sở tham khảo cho nước ta để hướng đến hội nhập bền vững trong thời gian tới.

Thứ tư, 10/07/2024 07:57

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, các loại cây dược liệu có thể giúp kiểm soát không ít mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. Dược liệu còn là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, khá phong phú trong tự nhiên, do vậy có thể sử dụng thay thế cho nhiều thuốc kháng sinh và hóa chất đang được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Thứ tư, 10/07/2024 07:55

Lĩnh vực khoa học máy tính đang được thúc đẩy với tốc độ đáng kinh ngạc nhờ sự đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ. Khi chúng ta tiến xa hơn vào thế kỷ XXI, nhiều công nghệ mới có tiềm năng tạo ra những thay đổi lớn lao đã xuất hiện. Bài viết khái quát về những công nghệ mới nổi hứa hẹn nhất trong khoa học máy tính và các tác động trên phạm vi rộng lớn của chúng.

Thứ hai, 10/06/2024 08:00

Mới đây, tại buổi tiếp Phó Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Hua Liu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mong muốn IAEA tiếp tục hợp tác với Việt Nam, nhất là trong xây dựng chính sách, đào tạo nhân lực cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT)1. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cũng đã đề nghị IAEA hỗ trợ Việt Nam tham gia Sáng kiến Atoms4NetZero, cũng như khai thác các phương pháp luận và công cụ của Chương trình INPRO2 hỗ trợ nghiên cứu đề xuất sự tham gia của điện hạt nhân (ĐHN) hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về năng lượng hạt nhân lần thứ nhất tổ chức tại Brussels (Bỉ) trong 2 ngày (21 và 22/03/2024), lãnh đạo 30 quốc gia đã cam kết hồi sinh ĐHN. Trong số các nước có nền công nghiệp ĐHN tiên tiến, Hàn Quốc là một mô hình cần tham khảo về phát triển ĐHN, xây dựng hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước về NLNT.

Thứ hai, 10/06/2024 07:55

Định nghĩa ung thư lần đầu được Hippocrates mô tả hơn 2.000 năm trước với hai phân nhóm chính là ung thư dạng loét và không loét. Đến cuối thế kỷ thứ 19, với sự phát triển của kính hiển vi, ung thư đã được mô tả kỹ hơn và phân thành nhiều nhóm. Sau này, công nghệ giải trình tự gen một lần nữa mở ra những phát hiện mới về nguồn gốc và độ phức tạp của ung thư, cung cấp thông tin chi tiết về những gen và tổ hợp gen kích hoạt hoặc tăng cường phát triển ung thư. Công nghệ giải trình tự gen đã phát hiện khoảng 30 gen có liên quan tới ung thư qua quá trình tăng hoặc giảm biểu hiện gen. Vào năm 2008, lần đầu tiên trình tự toàn vẹn của hệ gen ung thư được công bố, mở ra kỷ nguyên mới trong chẩn đoán phân tử, tiên lượng và điều trị
định hướng theo di truyền
[1].

Thứ ba, 07/05/2024 08:00

Ngày 13/03/2024, các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ 523 phiếu ủng hộ, 46 phiếu chống và 49 phiếu trắng, nhất trí thông qua Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Act - AIA) nhằm đảm bảo sự an toàn và tuân thủ các quyền cơ bản trong tiến trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trước đó, toàn văn nội dung dự luật trên cũng đã được thống nhất sau các cuộc đàm phán giữa EP với tất cả các quốc gia thành viên vào ngày 09/12/2023. AIA gồm 459 trang, 13 chương, 113 điều và 13 phụ lục.

Thứ tư, 10/04/2024 08:00

Nghiên cứu về công nghệ in 3D đã được tiến hành từ những năm 1970 để sử dụng cho việc sản xuất các bộ phận được chế tạo theo yêu cầu riêng. Tuy vậy, thuật ngữ in 3D chỉ thực sự ra đời vào năm 1995 bởi GS Ely Sachs tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) - người đã nghiên cứu sửa đổi máy in phun thành máy đùn ra loại dung dịch liên kết và hóa rắn. Hiện nay, có hơn 18 phương pháp in 3D, mỗi phương pháp có nhiều sửa đổi, cho phép sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh bằng nhiều loại vật liệu. Dưới đây là một số tiến bộ mới nhất về công nghệ in 3D.

Thứ tư, 10/04/2024 07:57

Hiện nay, trong chế tạo vi mạch, công nghệ phơi sáng dùng tia cực tử ngoại (EUV) trong quy trình quang khắc (Lithography) đang chiếm địa vị “độc tôn”. Công ty ASML (Hà Lan) hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc cho ngành công nghiệp bán dẫn. Theo các chuyên gia, một thiết bị phơi sáng của ASML ở mức vài nanomet có giá bán tới 2 tỷ USD. Cho nên, tiền đầu tư cho một nhà máy chế tạo vi mạch tiên tiến ngày nay phải là nhiều tỷ USD chứ không còn là vài trăm triệu USD như trước. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công nghệ in khắc nano (NIL) của Công ty Canon (Nhật Bản) - ứng viên sáng giá cạnh tranh với công nghệ EUV của ASML.

Thứ tư, 10/04/2024 07:50

Amoniac là một chất cực độc, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe con người khi hít phải. Để phát hiện khí amoniac, cần phải trải qua nhiều quá trình thử nghiệm với nhiều phương pháp phân tích, xử lý khác nhau. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học RMIT, Australia đã chế tạo thành công thiết bị cảm biến chỉ dày 2 nanomet có khả năng phát hiện khí amoniac ở nồng độ rất nhỏ.

Chủ nhật, 10/03/2024 08:00

Đặc điểm nguy hiểm nhất của bất kỳ bệnh ung thư nào chính là sự di căn của các tế bào ung thư ra khắp cơ thể. Một nghiên cứu gần đây đã lần đầu tiên cho thấy cơ chế đằng sau cách các tế bào ung thư vú có thể xâm lấn tới mô khỏe mạnh. Theo đó, một loại protein vận động có tên là dynein đã thúc đẩy sự di chuyển của các tế bào ung thư trong các mô mềm. Phát hiện quan trọng này đã đưa ra các mục tiêu cụ thể mới nhằm chống lại sự di căn và khả năng làm thay đổi căn bản phương pháp điều trị ung thư.

1 2 3 4 5 ... 20