Vận tải là một trong những khâu công nghệ chính của quá trình sản xuất trên mỏ lộ thiên. Giá vận tải ngày càng tăng khi tăng chiều sâu mỏ... Trong cơ cấu chi phí vận tải, chi phí nhiên liệu và vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60-65% giá thành vận tải). Mức tiêu hao nhiên liệu, vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đường, độ dốc đường, cung độ và chiều cao nâng tải. Từ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, TS Đỗ Ngọc Tước và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành áp dụng công nghệ nâng cao chất lượng mặt đường bằng cấp phối đá dăm, công nghệ cào bóc tái chế nguội cùng công nghệ gia cố xi măng phụ gia chống trương nở trên tuyến đường trong khai trường của Công ty Cổ phần than Cao Sơn, góp phần tăng năng suất vận tải, giảm nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm môi trường mỏ.
Mới đây, Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh (Royal Academy of Engineering - RAEng) đã công bố danh sách 96 nhà khoa học xuất sắc đến từ 7 quốc gia, được lựa chọn tham gia Chương trình Leaders in Innovation Fellowships (LIF) 2025. Trong danh sách này có 10 dự án đến từ các nhà khoa học của Việt Nam. Chương trình LIF do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, nhằm hỗ trợ các nhà khoa học trẻ biến ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm thương mại, góp phần giải quyết những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng tầm khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác, học hỏi và phát triển cho các nhà khoa học trẻ tài năng của đất nước.
Ngày 13/01/2025, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Thách thức sáng tạo xã hội trong bối cảnh hiện nay và cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên khoa học xã hội và nhân văn”. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp, Quỹ đầu tư tạo tác động cùng giảng viên và sinh viên, với mục tiêu thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo xã hội và khởi nghiệp bền vững trong cộng đồng sinh viên.
Công trình giảm sóng bảo vệ bờ do các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) nghiên cứu phát triển đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng bảo hộ độc quyền sáng chế số 40359 theo Quyết định số 66960/QĐ-SHTT ngày 05/06/2024. Công trình có ưu điểm cho bùn cát đi qua thân công trình; có khả năng tiêu tán năng lượng sóng, làm việc tại khu vực địa chất yếu, dễ thi công, sửa chữa…
Yến sào Khánh Hòa là thương hiệu nổi tiếng và duy nhất của ngành yến sào Việt Nam nhận Thương hiệu Quốc gia nhiều năm liền, là doanh nghiệp đi đầu trong việc hiện thực hóa mô hình sản xuất xanh và phát triển sản phẩm thân thiện môi trường. Những bước đi chiến lược này đã giúp Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu, đồng thời khẳng định trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng.
Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Long An đã triển khai đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng công nghệ thông khí và bảo quản lạnh cho modul bảo quản lúa chất lượng cao”, đơn vị chủ trì thực hiện là Công ty Cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An (LAMICO). Sau 2 năm triển khai, KS La Thanh Hải - Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cộng sự của LAMICO đã làm chủ công nghệ, thiết kế chế tạo thành công thùng chứa lúa có kênh phân phối thông khí và các thiết bị giám sát online phục vụ bảo quản lạnh các giống lúa chất lượng cao, định hướng xuất khẩu.
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước nói chung, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng. Các sản phẩm khoa học và công nghệ của Viện luôn đáp ứng tốt các yêu cầu của thực tiễn, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý. Những nỗ lực của Viện trong 65 năm qua đã được ghi nhận bằng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới năm 1999, đặc biệt là Huân chương Hồ Chí Minh năm 2019.
Những năm gần đây, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) đã áp dụng thành công nhiều giải pháp công nghệ hiện đại để thiết kế, xây dựng và đưa vào khai thác nhiều khu vực có trữ lượng nhỏ, cận biên tại mỏ Bạch Hổ và Rồng. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng sụt giảm, việc chuyển đổi giải pháp thiết kế, xây dựng để khai thác hiệu quả các mỏ dầu khí nhỏ, cận biên tại Vietsovpetro là cần thiết, nhằm duy trì và đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước.
Nhóm nghiên cứu thuộc Cục Đường sắt Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, xu hướng công nghệ và đề xuất giải pháp thí điểm phương tiện đường sắt sang sử dụng điện, năng lượng xanh trên các tuyến đường sắt hiện tại”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm từng bước cụ thể hoá việc chuyển đổi, thay thế 244 đầu máy sử dụng nhiên liệu diesel sang sử dụng điện, năng lượng xanh thuộc danh mục dự án trọng tâm theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và mê-tan của ngành giao thông vận tải (GTVT). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay các công nghệ đầu máy đáp ứng tiêu chí xanh gồm đầu máy sử dụng pin sạc và đầu máy sử dụng nhiên liệu hydro sẽ được đề xuất để thử nghiệm trên mạng đường sắt quốc gia của Việt Nam.